| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu lâm sản phải đạt trên 7,5 tỷ USD

Thứ Tư 05/07/2017 , 08:39 (GMT+7)

Đó là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT).

Thứ trưởng Hà Công Tuấn đánh giá, trong 6 tháng đầu năm, ngành lâm nghiệp cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ, các chỉ tiêu của ngành tăng trưởng ổn định. Những kết quả này sẽ góp phần tăng độ che phủ rừng năm nay ước đạt 41,45%.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, ngành vẫn còn những tồn tại chưa thể giải quyết dứt điểm như tình trạng phá rừng dù đã giảm nhưng vẫn thiệt hại trên 1.000ha. Nhiệm vụ trồng rừng thay thế còn rất chậm, mới đạt 60%, trong khi phải hoàn thành năm 2016.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn yêu cầu các đơn vị phải chủ động tập trung cao độ, kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất lâm nghiệp, để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản của cả năm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 6,6%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản phải đạt 7,5 tỷ USD trở lên.

Đồng thời triển khai đồng bộ, quyết liệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 bảo vệ, phát triển rừng bền vững theo Quyết định 886/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành tốt dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cùng với đó là các nghị định.

Việc trồng rừng thay thế phải có ngay phương án cụ thể, nhất là 72% diện tích rừng trồng thay thế thuộc dự án chuyển sang mục đích xây dựng công trình công cộng sử dụng vốn ngân sách nhưng nay không có.

Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng 5,29%. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 3,772 tỷ USD, tăng 425 triệu USD so với cùng kỳ năm 2016 (tương ứng 12,7%).

Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung đạt 8,9 triệu m3. Sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng yêu cầu mở rộng, thâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Đến nay, đồ gỗ Việt Nam đã xuất sang trên 100 nước và vùng lãnh thổ.

Triển khai Đề án Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp, đến nay, đã có 4 mô hình hợp tác, liên kết giữa công ty chế biến, sản xuất sản phẩm đồ gỗ với người trồng rừng gỗ lớn, có chứng nhận quản lý rừng bền vững tại các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Quảng Trị.

Đặc biệt, Tổng cục Lâm nghiệp đã phối hợp với các bộ, ngành rà soát văn kiện trình trưởng đoàn ký kết thúc đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT với EU.

Trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã trồng 40.612 ha rừng thay thế, đạt 60 % tổng diện tích phải trồng; trong đó, các dự án chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện đạt 92%; dự án chuyển sang mục đích kinh doanh, đạt 65%, dự án chuyển sang mục đích xây dựng công trình công cộng đạt 28%.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm