| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc: Những vấn đề người lao động cần biết

Thứ Ba 04/10/2011 , 10:49 (GMT+7)

Chúng tôi xin đăng tải chi tiết những nguyên nhân và giải pháp cụ thể mà hai nước đã - đang và sẽ áp dụng trong thời gian tới...

Liên quan đến những ách tắc trong xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) cho biết, tình hình bất ổn thị trường sẽ được cải thiện nếu như chính người lao động biết rõ các quy định và thực hiện tốt những nội dung mà hai nước đã ký kết. Chúng tôi xin đăng tải chi tiết những nguyên nhân và giải pháp cụ thể mà hai nước đã - đang và sẽ áp dụng trong thời gian tới.

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, đa số người lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc đánh giá cao về sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo… Chính vì vậy số lượng người lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động lựa chọn luôn dẫn đầu so với lao động của 14 quốc gia phái cử khác. Người lao động nước ngoài nói chung cũng như người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này được pháp luật Hàn Quốc bảo vệ, được đối xử bình đẳng và hưởng những quyền lợi cơ như người lao động Hàn Quốc. Người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đều có việc làm và thu nhập ổn định. Mức thu nhập trung bình khoảng trên 1000 USD/ người/tháng. Nếu làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm, ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần thì người lao động được hưởng tiền lương cao hơn. Với những ưu đãi trên, Hàn Quốc là mảnh đất khá màu mỡ để người lao động nhắm đến, nhất là lao động muốn thoát nghèo. Thế nhưng, chỉ có khoảng 50% những người lao động hết hợp đồng lao động về nước đúng thời hạn.. 

Nguyên nhân dẫn đến người lao động Việt Nam trở thành lao động bất hợp pháp bao gồm: 

- Người lao động không đủ điều kiện về sức khỏe và không có nguyện vọng làm việc trong ngành đã đăng ký (nông nghiệp và ngư nghiệp) đã bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh Hàn Quốc (có 34 lao động Việt Nam bỏ trốn tại sân bay và tại cơ sở đạo tạo tại Hàn Quốc kể từ năm 2007 đến nay). 

- Người lao động thiếu hiểu biết hoặc cố tình chuyển đổi sang ngành khác hoặc công ty khác trái quy định của Hàn Quốc nhằm có được việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn. 

- Người lao động không tuân thủ hợp đồng lao động, không chấp hành đúng nội quy làm việc của công ty, vi phạm pháp luật Hàn Quốc. 

- Người lao động đang được hưởng mức thu nhập cao không muốn về nước sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng lao động.

 Bên cạnh đó, người lao động Việt Nam cũng bị phía Hàn Quốc xếp vào tốp dẫn đầu so với các nước khác về yêu cầu đòi chuyển đổi chỗ làm việc với các lý do không chính đáng (chiếm tỷ lệ 32%). Một bộ phận người lao động ta chưa có ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật lao động, kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn còn nhiều hạn chế. 

.Một số biện pháp để giải quyết vấn đề lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đang được Cục QLLĐNN xây dựng với Đề án ngăn ngừa tình trạng cư trú bất hợp pháp và chuyển đổi nơi làm việc vì lý do không chính đáng của người lao động làm việc tại Hàn Quốc. Đó là:

- Thay đổi cách thức tuyển chọn lao động lao động trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp: Đối với lao động đăng ký dự tuyển trong ngành ngư nghiệp và nông nghiệp: quy định giới hạn tuổi tối thiểu; chỉ tuyển chọn giới tính phù hợp với ngành nghề; là ngư dân hoặc nông dân từ các xã không có người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Sau khi tuyển chọn sẽ tổ chức đào tạo tiếng Hàn cho người lao đọng để đủ trình độ tham dự kiểm tra tiếng Hàn.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và gia đình động viên người lao động về nước; xử phạt các trường hợp cư trú bất hợp pháp: Thông báo cho gia đình và chính quyền cấp phường/xã về việc người lao động chuẩn bị kết thúc hợp đồng lao động để nhắc nhở, động viên người lao động về nước (theo danh sách do phía Hàn Quốc thông báo).

-Sửa đổi quy định về xử phạt: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Bộ tư pháp và các bộ, ngành có liên quan để xây dựng Luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, theo đó sẽ bổ sung hình thức xử phạt, tăng mức xử phạt và các biện pháp để đảm bảo xử phạt khả thi đối với hành vi cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài của người lao động.

-Áp dụng biện pháp hạn chế tuyển chọn người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc từ các xã/phường có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao.

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội sẽ quy định điều kiện, tiêu chuẩn người lao động được tham gia dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc, trong đó quy định các xã, phường có tỷ lệ người lao động cư trú bất hợp pháp cao thì người lao động tại xã phường đó chưa được đăng ký kiểm tra tiếng Hàn (trên cơ sở danh sách người lao động cư trú bất hợp pháp theo thông báo của phía Hàn Quốc, phân theo từng xã, phường). Người lao động của các địa phương đó sẽ được tiếp tục dự tuyển nếu như tỷ lệ này giảm xuống. Sẽ kiểm tra chặt việc di chuyển hộ khẩu của người lao động từ các địa phương này.

- Áp dụng hình thức đặt cọc hoặc bảo lãnh để chống bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp. Theo đó, yêu cầu người lao động phải đặt cọc một khoản tiền hoặc nhờ người khác bảo lãnh để đảm bảo người lao phải thực hiện đúng cam kết và hợp đồng lao động.

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền: Làm cho người lao động nhận thức được trách nhiệm phải về nước đúng hạn; các chính sách áp dụng với những người lao động về nước đúng hạn (như được nhận lại khoản tiền bảo hiểm hồi hương, được nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển để tiếp tục làm việc hợp pháp tại Hàn Quốc, được đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm...); Làm cho người lao động và gia đình người lao động nhận thức được ý nghĩa to lớn và bền vũng của việc phát triển sự nghiệp, xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái ở Việt Nam.

- Thực hiện các chương trình hỗ trợ người lao động về nước:Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ phối hợp với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc thiết lập mạng kết nối việc làm cho người lao động đã hoàn thành hợp đồng về nước nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu người lao động để giới thiệu cho các chủ sử dụng lao động đặc biệt là các công ty Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam; phối hợp tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho người lao động sau khi về nước.

Đại diện Cục QLLĐNN còn cho hay, bên cạnh các giải pháp của Việt Nam, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện một số biện pháp để đối phó với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp như cảnh sát thường xuyên tổ chức các lực lượng để truy quét lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp; Xử phạt chủ sử dụng lao động sử dụng lao động bất hợp pháp với số tiền tối đa là 40 triệu won, thậm chí có thể bị cấm hoạt động. Xử phạt người lao động bất hợp pháp tối đa 40 triệu won hoặc bị phạt tù tối đa là 12 tháng. Trong trường hợp người lao động không nộp phạt thì sẽ bị buộc phải cải tạo lao động để đủ tiền nộp phạt. Đồng thời sẽ bị từ chối cấp visa và bị từ chối nhập cảnh vào Hàn Quốc. Biện pháp này ngăn ngừa các trường hợp sử dụng hộ chiếu với thông tin cá nhân đã được thay đổi.

Ngoài ra, Việt Nam đang đề nghị phía Hàn Quốc áp dụng một số chính sách và sửa đổi một số quy định có liên quan như:

- Áp dụng chế độ bảo hiểm hưu trí cho người lao động Việt Nam: người lao động sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm này sau khi hoàn thành hợp đồng lao động và về nước đúng hạn (nếu làm việc 5 năm được nhận số tiền khoảng 5000 USD).

Kể từ khi thực hiện Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS), Việt Nam đã phối hợp với phía Hàn Quốc tổ chức 8 kỳ kiểm tra tiếng Hàn, với hơn 110.000 người tham dự. Từ năm 2010 kỳ kiểm tra tiếng Hàn cho người lao động có một số thay đổi, đó là thực hiện theo hình thức mở rộng.

Từ năm 2004 đến nay, Chương trình này đã đưa được 62.971 người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. Người lao động làm việc theo chương trình này đại bộ phận là lao động phổ thông, làm việc chủ yếu trong ngành sản xuất chế tạo (79%), số còn lại làm việc trong các ngành Nông nghiệp (10%); Xây dựng (8,8%) và ngư nghiệp và dịch vụ (2,2%).

- Bổ sung một loại bảo hiểm bảo đảm về nước áp dụng cho người lao động nước ngoài, trong đó, tiền đóng bảo hiểm được trích từ tiền lương của người lao động hàng tháng và sẽ trả lại cho người lao động khi về nước đúng thời hạn. 

Đặc biệt, lao động bỏ trốn bất hợp pháp cũng sẽ chịu các chế tài của Việt Nam:

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

+ Áp dụng hình phạt bổ sung là buộc về nước;

+ Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh;

+ Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn hai (02) năm

Riêng với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài có hành vi sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động không đến nơi làm việc theo hợp đồng hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; áp dụng hình phạt bổ sung là buộc về nước; Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh; Đồng thời cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn năm (05) năm. 

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.