| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu sang Nga, không 'dễ ăn'

Thứ Tư 01/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Trước khi Nga và phương Tây trở nên căng thẳng do vấn đề Ukraina, các nước EU là thị trường XK chính mặt hàng nông sản, thực phẩm sang Nga. Còn hiện tại là cơ hội rất lớn để các DN Việt Nam tiếp cận trở lại thị trường truyền thống khi xưa.

16-57-22_nh-1
Thủ tướng Nga Medvedev và đoàn công tác của Bộ NN-PTNT (ảnh Omard.gov)

Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số DN có kinh nghiệm thì Nga là thị trường tiềm năng nhưng không hề “dễ ăn”.

Lãnh đạo một DN chuyên NK máy móc, trang thiết bị đo lường từ Nga về Việt Nam tâm sự, từng sinh sống và làm việc hơn hai năm tại xứ sở Bạch Dương ông nhận thấy đây là thời cơ lớn để hàng hóa của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Nga.

Tuy nhiên, khác với thời bao cấp hàng hóa của ta dù có kém chất lượng hay bị lỗi vẫn được nước bạn chấp nhận gọi là hình thức hỗ trợ, giúp đỡ nhau, nhưng ngày nay nền kinh tế của Nga đòi hỏi về chất lượng và thủ tục với những mặt hàng NK, đặc biệt thực phẩm không kém gì EU, Mỹ hay Nhật Bản.

Bằng chứng là các mặt hàng lương thực, thực phẩm của Nga trước khi cấm vận chủ yếu được nhập từ EU, một trong những nơi có tiêu chuẩn về ATVSTP hàng đầu thế giới.

Cũng theo vị lãnh đạo DN trên, thị trường Nga đang rất thiếu các mặt hàng với số lượng lớn như: nông sản (gạo, dưa muối, mì tôm, cà phê, hạt điều, lạc); kế tiếp là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và đồ may mặc.

Ngoài ra, nhu cầu thịt tươi sống, đặc biệt thịt lợn mảnh và thủy sản của Nga cũng vô cùng lớn do nguồn cung từ các nước châu Âu đang tạm thời gián đoạn.

Là một người sinh ra trên đất nước Nga, bà Nguyễn Minh Hoa - Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư phát triển Nga Việt cho biết, DN của bà là đơn vị đầu mối NK và phân phối độc quyền các sản phẩm phân bón nano, hữu cơ khoáng và phân vi lượng của Nga tại Việt Nam.

16-57-22_nh-2
XK nông sản, thực phẩm sang thị trường Liên bang Nga rất tiềm năng nhưng không hề “dễ ăn”

“Không chỉ XK sang Nga mà với cả các nước thuộc khối EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc hiện họ yêu cầu chúng ta phải có vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, có hệ thống quản lí, giám sát, kiểm định thú y theo tiêu chuẩn của Liên minh hải quan, có chuỗi chăn nuôi khép kín.
Tuy nhiên, hiện chúng ta mới quy hoạch xây dựng được hai vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh là Nam Định và Thái Bình, song cũng mới chỉ nằm trên giấy tờ”, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng.

Tuy nhiên, nhờ mối quan hệ với hệ thống DN bên phía Nga nên Cty Nga Việt đang trở thành cầu nối đưa một số mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam tiếp cận thị trường Liên bang Nga, mới đây nhất là sản phẩm thịt bò từ Nhật Bản.

Sở dĩ những DN như của bà Hoa hiện rất quan trọng vì theo quy định của Nga muốn xin giấy phép XK sang Nga phải có đối tác đơn hàng từ phía nước bạn, nhưng ngược lại muốn có đơn hàng và đối tác lại phải có giấy phép từ cơ quan quản lí. Vì vậy, xin được giấy phép XK sang Liên bang Nga là chuyện không hề đơn giản.

“Ngoài chi phí vận chuyển, bảo quản quá lớn thì còn một khó khăn lớn với các DN Việt Nam khi tiếp cận thị trường Liên bang Nga là chi phí để xin giấy phép XK từ các cơ quan hữu quan của nước bạn vô cùng tốn kém cũng như mất thời gian.

Hơn nữa, hiện một số DN của Trung Quốc và Hàn Quốc họ sang hẳn Liên bang Nga thuê đất làm nông nghiệp nên áp lực cạnh tranh về giá và chất lượng với những đơn vị này không hề nhỏ”, bà Nguyễn Minh Hoa chia sẻ.

Về nhu cầu tiêu thụ thịt lợn mảnh của Nga, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, cuối tháng 8/2014 đoàn công tác của Nga có sang Việt Nam khảo sát thị trường chăn nuôi để tiến hành đặt hàng sản phẩm lợn mảnh.

Tuy nhiên, do phía Nga yêu cầu các quy định về thú y, kiểm dịch quá khắt khe nên hầu hết chưa có DN nào tại Việt Nam đáp ứng được nhu cầu. Chỉ có duy nhất Tập đoàn Dabaco Việt Nam tại Bắc Ninh đáp ứng được tiêu chí vùng an toàn dịch bệnh và có chuỗi khép kín từ con giống, thức ăn chăn nuôi tới giá công và giết mổ, song giá thành lại chưa ổn do quãng đường vận chuyển quá dài.

Chính vì vậy, từ tháng 10/2014 đến nay Liên bang Nga đã tiến hành NK hàng trăm ngàn tấn thịt lợn mảnh từ thị trường Thái Lan để bù đắp lượng thực phẩm thiếu hụt trong nước do bị cấm vận.

Theo kết luận và đề xuất từ phía đoàn công tác của Liên bang Nga và Liên minh hải quan khi làm việc với Bộ NN-PTNT thì phía Nga có đưa ra 12 yêu cầu đề nghị phía Việt Nam làm rõ, kiểm soát chặt hơn, tăng tần suất kiểm tra, thậm chí là sửa đổi lại một số quy định cho phù hợp đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm cả hải sản dùng để XK sang các nước thành viên của Liên minh hải quan.

Nhìn chung, tất cả 12 kiến nghị từ phía Liên bang Nga và Liên minh hải quan chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tiêu chuẩn dịch bệnh và hệ thống thú y.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm