| Hotline: 0983.970.780

Xuất nhập khẩu biên giới vẫn sôi động

Thứ Sáu 04/07/2014 , 09:31 (GMT+7)

Báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, kim ngạch XNK 6 tháng đầu năm 2014 tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái./ Không có chuyện đóng cửa khẩu

Trong đó, kim ngạch XK đạt 659 triệu USD, tăng 16,4%; kim ngạch NK đạt 720,98 triệu USD, tăng 23,9%. Dự toán thu ngân sách đến thời điểm này toàn Cục đạt 65%. Các hoạt động XNK thời điểm này vẫn diễn ra sôi động.

Các mặt hàng NK chủ yếu vẫn là máy móc, linh kiện, điện tử, hóa chất, ô tô… Mặt hàng XK chủ yếu là tinh bột sắn, mộc nhĩ, chè xanh, hoa quả, nông sản, bột cá, dầu cá… Mặt hàng tạm nhập tái xuất chủ yếu là linh kiện máy tính, vải dệt, linh kiện điện tử, thẻ nhớ, vật liệu bán dẫn, hàng nông sản thực phẩm.

XK 2.000 tấn vải thiều mỗi ngày

Trong 20 ngày qua, lượng vải thiều của Việt Nam XK sang Trung Quốc qua các cửa khẩu và lối mở ở Lạng Sơn đạt hơn 40.000 tấn. Số liệu này được bà Đặng Thị Ngân, Chi cục phó Chi cục Hải quan Cửa khẩu Tân Thanh, xác nhận sáng qua với PV Báo NNVN.

Cũng theo bà Ngân, đây là lượng vải tươi, chưa kể vải khô hiện đang được tập kết, đóng gói tại Cửa khẩu Cốc Nam để chuyển sang làm thủ tục XK qua các cửa khẩu Cốc Nam, Tân Thanh, Hữu Nghị, Bình Nghi và Móng Cái (Quảng Ninh).

Trong số hơn 40.000 tấn vải tươi nói trên, số lượng XK tại cửa khẩu Tân Thanh đạt 19.000 tấn. “Có thể nói đây là lượng vải XK lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất mà chúng ta bán được. Trung Quốc vẫn đang là thị trường truyền thống, tiêu thụ nhiều về quả vải của Việt Nam.

 Mỗi ngày như vậy có khoảng 2.000 tấn vải tươi được làm thủ tục thông quan XK tại các cửa khẩu và lối mở ở Lạng Sơn. Riêng cửa khẩu Tân Thanh con số đó là 900 - 1.000 tấn/ngày”, bà Ngân cho biết.

Tại khu vực Cửa khẩu Cốc Nam, thời điểm này lượng hàng hóa XK sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nông sản và thủy hải sản. Trong đó, cua, tôm tươi, xoài, sầu riêng, măng cụt, mận, vải thiều chiếm một lượng lớn qua cửa khẩu này. Mấy ngày đầu tháng 7, khu vực Cửa khẩu Cốc Nam thỉnh thoảng vẫn xảy ra tắc cục bộ trong khoảng thời gian từ 1- 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Cao điểm nhất là từ 6 - 7h sáng và từ 18 - 19h hằng ngày.

Theo ông Trần Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam, thì ít ngày nữa kết thúc vụ vải, hiện tượng tắc cục bộ này sẽ hết. Thời điểm này, thương lái Trung Quốc sang mua vải khô và đều tập kết tại các bến bãi phía cửa khẩu. Lượng xe tải của các DN trong nước di chuyển lên đây cũng nhiều và lượng xe tập kết để “ăn hàng” cũng rất lớn.

 Trong điều kiện khu vực này, đường chật hẹp, khu vực bến bãi mới chưa được làm xong nên việc điều tiết các xe vận chuyển và sang hàng gặp rất nhiều vất vả.

Cũng theo ông Hùng, hiện có một lượng rất lớn vải khô của ta đã được tập kết, đóng gói một cách cẩn thận. Phía thương lái Trung Quốc cũng đã cơ bản hoàn tất các thủ tục để có thể vận chuyển về nước.

“Lượng vải khô này không chỉ có XK tại Cốc Nam mà còn XK tại các cửa khẩu khác ở Lạng Sơn, một ít đóng gói ở đây nhưng sẽ XK qua Cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh”, ông Hùng cho biết.

Tháo gỡ mọi khó khăn cho DN

Ông Nguyễn Quang Bách, Chi cục phó Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cho biết: “Toàn đơn vị luôn bên cạnh các DN, nắm chắc mọi thông tin, tâm tư và sẵn sàng chia sẻ với các DN. Chúng tôi luôn động viên các DN chủ động để làm ăn”.

Một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm hiện nay ở các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn là các lực lượng chức năng như: Hải quan, biên phòng, quản lý thị trường, công an… hết sức chủ động, tích cực và linh hoạt trong việc tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc cho các DN tham gia XNK qua địa bàn.

Bà Trần Thị Kim Oanh nhân viên nhận hàng của Cty TNHH SX và Thương mại Hiếu Huyền, đang có mặt tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cho biết: “Trung tuần tháng 5 vừa qua, các hoạt động NK của Cty với đối tác bên Trung Quốc cũng có một số động thái dè chừng, lo ngại trước sự kiện giàn khoan Hải Dương 981.

Các mặt hàng NK của Cty chủ yếu là hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp nên chi phí rất lớn. Nếu như trước đó thì vẫn được trả chậm nhưng kể từ khi có sự kiện đó thì phía đối tác luôn đốc thúc việc thanh toán trước khi chuyển hàng sang”.

Còn bây giờ thì sao thưa bà?, PV hỏi. Bà Oanh cười và bảo, cái cảm giác lo ngại của Cty và phía đối tác chỉ diễn ra trong khoảng 2 tuần đầu của tháng 5. “Các DN XNK ở đây đã luôn nhận được sự chia sẻ thông tin kịp thời và giải quyết mọi vướng mắc, trở ngại một cách nhanh chóng từ phía các lực lượng chức năng của Việt Nam. Có lẽ đây là điều làm cho DN hai nước cảm thấy rất yên tâm”, bà Oanh nói.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm