| Hotline: 0983.970.780

Xung quanh bài văn "lạc đề" ở Hải Phòng

Thứ Sáu 08/04/2011 , 10:20 (GMT+7)

Gần đây, dư luận quan tâm tới bài văn của một nữ sinh lớp 12 Trường THPT Năng khiếu Trần Phú, Hải Phòng dài 10 trang giấy...

Gần đây, dư luận quan tâm tới bài văn của một nữ sinh lớp 12 Trường THPT Năng khiếu Trần Phú, Hải Phòng dài 10 trang giấy thi khi kể lại câu chuyện của một cô bạn thân tuổi học trò yêu thầy giáo dạy mình. Bị đánh giá là bài văn “lạc đề” nên giáo viên đã cho bài văn điểm 0.

Cần cẩn trọng khi quy kết

Trong bài văn, cô học sinh lớp 12 này viết: "Mười tám tuổi, lần đầu tiên tôi được một người đàn ông ôm, trong lòng tôi trào lên một cảm xúc rạo rực”. Nữ sinh này viết về kết cục của cái đêm yêu thầy kể trên là: “Hai tháng sau, cái bụng tôi ấm ách, tôi có thai...".

Thạc sĩ Trần Văn Thức, giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) nhận xét: Bài văn thu hút sự chú ý của dư luận bởi nó đặt ra nhiều vấn đề mà một học sinh đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là khi những ảnh hưởng của thông tin trên internet. Chung quan điểm, GS Văn Như Cương, hiệu trưởng Trường dân lập Lương Thế Vinh cho rằng, đây là một học sinh có tài về văn chương bởi không phải học sinh nào cũng viết được những câu văn lưu loát, trôi chảy như thế.

Song, nguyên cớ khiến cô bé nộp bài văn "lạc đề" này cũng có thể là cách học sinh đó tự đánh bóng tên tuổi mình giống như nhiều trường hợp ca sĩ, diễn viên trong thời gian qua (?).  Hay vì một lý do nào đó khác. Điều này, người lớn cần phải xem xét thật cẩn thận trước khi đặt bút quy kết cô học sinh tài năng đó. 

Dưới góc độ là nhà quản lý giáo dục, GS Cương cũng nghi ngờ bài văn này đã có sự chuẩn bị trước đó nhiều lần với sự “giúp sức” của người lớn. "Và việc rùm beng này cũng do một vài phương tiện truyền thông đã đưa hết lên mạng trong khi giáo viên học sinh kết luận rằng: em học sinh đã hư cấu. Chúng ta phải thận trọng hơn khi nhận thông tin", GS Cương cho biết.

Còn với nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, văn chương là thứ rất khó định chuẩn. Vì vậy, một giáo viên dạy văn thường phải chịu nhiều áp lực nhưng không vì thế mà cứng nhắc được.

Tiếp những nhận xét về những nhân tố đã ảnh hưởng đến lối viết văn “thoải mái”, tự do như của học sinh Hải Phòng trên, thạc sĩ Thức cũng cho rằng thời gian gần đây, các thày cô phải chứng kiến những biểu hiện về bạo lực do chính học sinh mình gây ra hay tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp. Nguyên nhân thì nhiều lắm nhưng trong đó sự quan tâm, cách thể hiện sự yêu thương của cha mẹ là tác nhân hình thành tính cách của con.

+ Cô Hoàng Thúy Nga, giáo viên dạy văn Trường THPT Năng khiếu Trần Phú đã chấm điểm 0 (không) vì bài thi làm hoàn toàn lạc đề. Cô cũng cho rằng, thí sinh làm bài trong lúc tâm lý không bình thường, có thể bị ảnh hưởng các truyện trên Internet. Đây là một học sinh khá giỏi, ngoan và đặc biệt rất mê viết truyện. Tuy nhiên, câu chuyện viết trong bài thi thử môn Văn hoàn toàn hư cấu.

+ "Em là thí sinh ban A. Văn em chẳng biết gì! Nhưng chẳng lẽ ngồi không. Em viết một bài văn lạc đề 100%. Đây là câu chuyện thật. Em thay lời cô bạn thân nhất của em viết nên. Câu chuyện không hay nhưng hoàn toàn có thật. Các cô không cần phải chấm điểm bài văn này!", nữ sinh mở đầu bài làm văn.

Nhiều cha mẹ dành nhiều tâm sức để cung cấp các phương tiện vật chất nhưng lại thiếu hụt các yếu tố khác như thời gian dành cho sự quan tâm, chia sẻ, lắng nghe hay một tấm gương cụ thể nhất. Cũng theo thạc sĩ Thức, một nghịch lý là xã hội càng hiện đại, các phương tiện phục vụ giao lưu càng tinh vi, thì ở đâu đó con người lại khó “nói chuyện” với nhau theo đúng nghĩa. Đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, khi mối quan hệ giữa trẻ với người lớn không ổn thỏa, việc trẻ tìm đến thế giới ảo như bài văn đã nêu là điều dễ hiểu.

Trồng người ngày càng khó

“Chúng ta cần làm gì trước tình trạng này ư, khó đấy”- các nhà giáo dục tiếp câu chuyện với phóng viên. Theo thạc sĩ Thức, cần lắm sự vào cuộc của tất cả thành phần, từ thầy cô giáo, các bậc cha mẹ và địa phương. Bởi vì thanh thiếu niên là lứa tuổi được coi là giai đoạn bản lề, khép lại thế giới tuổi thơ, bước sang thế giới người lớn, nên giai đoạn này chứa đựng nhiều khó khăn phức tạp nhất. Cần có sự mềm dẻo, tế nhị và kiên nhẫn trong ứng xử. Tổ chức tốt mối quan hệ giữa thanh thiếu niên với người lớn trên cơ sở sự tôn trọng, lắng nghe, đồng cảm…

GS Văn Như Cương cho rằng, cô học sinh này tung ra bài viết này nhưng với mục đích gì thì người lớn chúng ta còn phải xem xét thật cẩn thận. Song dường như ngành giáo dục ngày càng khó khăn hơn đối với sự nghiệp trồng người bởi 1 giáo viên không thể quản lý học sinh tránh xa các mối quan hệ với bạn bè, với internet, với những cuốn truyện đủ nội dung. 

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất