| Hotline: 0983.970.780

Xuống giống, cân nhắc lỗ lời

Thứ Sáu 22/03/2013 , 09:47 (GMT+7)

Giá lúa bấp bênh, chi phí đầu tư cao, khô hạn, xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp là những yếu tố chính khiến cho nông dân phải tính chuyện lỗ lời trong SX.

Giá lúa bấp bênh, chi phí đầu tư cao, khô hạn, xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp là những yếu tố chính khiến cho nông dân phải tính chuyện lỗ lời trong SX.

Nơi được nơi không

Vào những ngày này đi dọc theo cánh đồng thuộc địa phận hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, chúng tôi bắt gặp khá nhiều nông dân thẫn thờ bên ruộng lúa nhà mình. Hình ảnh những cánh đồng nứt nẻ, những con kênh thủy lợi gần như trơ đáy không phải là điều hiếm thấy ở thời điểm này.

Ngồi bên con kênh duy nhất dẫn nước vào hơn 3 ha đất ruộng nhà mình, lão nông Út Liệt (Phan Văn Liệt), ngụ ấp 3, xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu thở dài: Vùng đất này từ xưa đã không SX theo lịch thời vụ vì hệ thống thủy lợi phục vụ cho SX còn quá hạn chế. Đa phần cây lúa sống được là nhờ nước mưa, nhưng năm nay thời tiết khô hạn như thế này thì rất khó cho chúng tôi bắt tay vào SX vụ HT sắp tới. Nếu như bạo gan SX đại mà thất bại thì coi như gia đình lâm nợ. Do đó việc có SX vụ lúa HT hay không vẫn còn là câu hỏi chưa ai dám trả lời.


Khô hạn khiến người dân phải băn khoăn trước khi xuống giống

Theo lời ông Liệt, vùng đất rộng lớn ở ấp 3 có hơn 500 ha nhưng chỉ có hai con kênh thủy lợi để phục vụ cho việc SX của người dân. Nhưng nguồn nước dưới hai con kênh này ở hiện tại cũng gần như đã cạn kiệt. “Như các năm trước mưa đến sớm thì cũng phải lọt qua tháng 6 mới có nước để SX. Còn năm nay thời tiết nắng nóng kéo dài thế này thì không biết đến khi nào mới có đủ nước để làm đồng”, ông Liệt nói.

Có chung nỗi lo với ông Liệt, ông Lê Văn Quân, ngụ ấp 18, xã Phong Tân, huyện Giá Rai cũng đang lo sốt vó vì hơn 4 ha đất SX của gia đình đang bị hạn bao vây. Tiếp chúng tôi bằng giọng nói buồn, ông Quân suy tính: “Vụ lúa ĐX vừa qua cho thu nhập cũng kha khá, nhưng nếu đầu tư tiếp cho vụ HT sắp tới thì phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để cải tạo đất, nhưng xuống giống mà trời không mưa thì khổ”.

Ông Phan Văn Phúc có 2 ha trồng lúa sát với đất ông Liệt nhẩm tính: “Vụ lúa HT được xem là vụ SX nặng vốn nhất trong năm. 1 công đất phải mất từ 2 - 2,2 triệu đồng tiền chi phí đầu tư, nhưng nếu đến cuối vụ thu hoạch 30 giạ lúa, với giá hiện tại chúng tôi lãi không tới 700.000 đồng. Đó là chưa tính tới chuyện rủi ro khác gây thiệt hại cho cây lúa. Do hệ thống thủy lợi không chủ động được nguồn nước ngọt cho SX nông nghiệp, nên vùng này phải xuống giống vụ lúa HT trễ hơn khoảng 1 tháng rưỡi. SX không theo lịch thời vụ nên nguy cơ dịch bệnh cũng tăng cao, cộng thêm các khoản chi phí khác nên không có lãi”.

Trong khi nông dân ở vùng Giá Rai (Bạc Liêu) đang lo chuyện lỗ lời ở vụ lúa HT sắp tới thì bà con ở một số địa phương khác như Hồng Dân, Phước Long lại hăng hái bắt tay vào việc cày ải đồng ruộng để SX vì có điều kiện thuận lợi. Ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó phòng NN-PTNT huyện Hồng Dân cho biết: Theo kế hoạch vụ HT năm nay toàn huyện sẽ xuống giống gần 9.000 ha. Trong đó, có khoảng 6.000 ha hiện được bà con cày xới, khoảng 20 ngày tới là hoàn thành khâu xuống giống. Do chủ động được nguồn nước nên hàng năm bà con đều SX vụ HT đúng theo lịch thời vụ khuyến cáo vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 DL. Tuy nhiên, có hơn 3.000 ha còn lại tập trung ở các xã Ngan Dừa, Ninh Quới A, Ninh Hòa còn phải đợi trời mưa.

Dù thuận lợi là thế, nhưng nông dân huyện Hồng Dân cũng ngao ngán với điệp khúc giá cả leo thang. Ông Danh Nhỏ, ngụ ấp Bà Gồng, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân lo âu: “Tiền thuê máy xới làm đất sớm phải tốn gần 2,5 triệu đồng/ha, tăng hơn 700.000 đồng so với cùng kỳ. Cộng thêm giá giống cũng tương đối cao khoảng 12.000 - 14.000 đồng/kg, giá phân urê, DAP, NPK đều tăng lên so với các năm trước nên tính ra lãi cũng không được bao nhiêu”.

Tại Cà Mau, theo kế hoạch, vụ HT này toàn tỉnh sẽ xuống giống khoảng 37.000 ha, tập trung ở các vùng ngọt hóa của tỉnh là huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh và TP Cà Mau. Tuy nhiên, hiện tại các địa phương cũng đang gặp khó trong khâu cày ải đồng ruộng. Anh Nguyễn Văn Tính, huyện Trần Văn Thời nói: “Mấy công ruộng nhà tôi hiện vẫn chưa thể đưa máy vào cày được phải đợi mưa xuống”.

Tranh chấp mặn ngọt

Vừa qua, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) và các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang đã tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo quản lý hệ thống thủy lợi Quản lộ Phụng Hiệp, nhằm liên kết đảm bảo SX cho vùng bán đảo Cà Mau. Hội nghị đã thống nhất việc vận hành các công trình thủy lợi liên tỉnh trong hệ thống Quản lộ Phụng Hiệp phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các địa phương trong vùng ảnh hưởng. Nhưng xem ra muốn đem lại sự hài hòa này thì cần thêm thời gian.

Trao đổi với NNVN, ngành nông nghiệp ở các địa phương trong vùng bán đảo Cà Mau cho biết: Vụ lúa HT năm nay không phải lo chuyện sốt giống hay các mặt hàng vật tư nông nghiệp. Đến thời điểm này, các loại giống tốt kháng sâu bệnh, chịu phèn mặn cao đã được chuyển giao đến nông dân.

Ông Lê Công Tâm, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Bạc Liêu cho biết, vụ HT toàn tỉnh sẽ gieo sạ khoảng 58.000 ha. Hiện các loại giống chủ lực như OM 4900; OM 4218; OM 2517 đã được dự trữ khá nhiều sẵn sàng phục vụ nông dân. Nhưng vẫn còn nỗi lo muôn thuở là chuyện tranh chấp mặn ngọt giữa các vùng SX.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, vùng bán đảo Cà Mau nhiều năm qua tồn tại một thực trạng làm “đau đầu” các ngành chức năng đó chuyện tranh chấp mặn ngọt. Tại Bạc Liêu, cứ vào mùa khô là vùng Bắc của tỉnh nếu có đủ nguồn nước ngọt cho cây lúa thì lại thiếu nước mặn cho con tôm. Do hệ thống thủy lợi ở địa phương này còn phải sử dụng chung, nghĩa là cùng một lúc phải đảm nhận 2 nhiệm vụ. Vừa lo cho cây lúa, vừa lo cho con tôm nên năm nào cũng xảy ra tình trạng các địa phương “đá” nhau.

Một minh chứng cụ thể khác cho việc tranh chấp này là ở vùng giáp ranh giữa huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) với tỉnh Bạc Liêu. Mỗi năm cứ vào vụ nuôi tôm ở Bạc Liêu là có hàng ngàn ha lúa ở các xã Vĩnh Biên, Vĩnh Quới, Mỹ Quới…thuộc huyện Ngã Năm bị thiệt hại do tỉnh Bạc Liêu điều tiết nước mặn phục vụ cho nuôi tôm.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm