| Hotline: 0983.970.780

Xuống giống vụ ĐX ở ĐBSCL: Quá chậm

Thứ Hai 26/12/2011 , 11:02 (GMT+7)

Chỉ còn vài ngày nữa là hết năm mà diện tích lúa đã xuống giống vẫn chưa đạt nổi 1 triệu ha…

Theo kế hoạch, trong tháng 11 và 12 năm nay, sẽ có tổng cộng 1,3 triệu ha lúa đông xuân được xuống giống ở ĐBSCL. Nhưng khi chỉ còn vài ngày nữa là hết năm mà diện tích lúa đã xuống giống vẫn chưa đạt nổi 1 triệu ha…

Theo Sở NN-PTNT Long An, đến ngày 19/12 nông dân tỉnh này mới gieo sạ được 39.059 ha lúa đông xuân, đạt 19,2% so với kế hoạch và chỉ bằng 46,5% so với cùng kỳ năm 2010. Ở Đồng Tháp, kế hoạch xuống giống 206 ngàn ha, nhưng mới đạt hơn 1/3 diện tích (khoảng 85 ngàn ha). Bởi vậy, việc xuống giống ở Đồng Tháp sẽ phải kéo dài thêm sang khoảng 10 ngày đầu tháng 1.

 Tỉnh An Giang có kế hoạch xuống giống 235 ngàn ha, nhưng đến giờ cũng mới chỉ xuống giống được khoảng 70 ngàn ha, chậm tới 40 ngàn ha so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành nông nghiệp An Giang vẫn khuyến cáo nông dân để hạn chế dịch hại, lúa đạt năng suất, chất lượng tốt và nhất là không làm chậm thời gian xuống giống các vụ sau, thì không nên xuống giống lúa đông xuân sau ngày 31/12. Tuy nhiên, với đà xuống giống chậm trễ như hiện nay, nhiều khả năng một diện tích không nhỏ lúa đông xuân ở An Giang sẽ phải chuyển thời gian xuống giống sang đầu tháng 1 năm tới.

Theo PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, trên toàn khu vực ĐBSCL, đến ngày 22/12, diện tích xuống giống lúa vụ đông xuân mới được khoảng 850 ngàn ha. Trong mấy ngày qua và những ngày tới, do nước đã cạn trên nhiều vùng sản xuất lúa nên tiến độ xuống giống được đẩy mạnh. Nhờ đó, cuối tuần trước, toàn vùng ĐBSCL mới chỉ xuống giống được 760 ngàn ha lúa mà nay đã đạt 850 ngàn ha như vừa nói ở trên. Thế nhưng, nếu so với kế hoạch 1,3 triệu ha, thì rõ ràng diện tích xuống giống đến thời điểm này vẫn còn quá thấp. Nguyên nhân chậm trễ do nước xuống quá chậm. Ở các tỉnh đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu, vẫn còn khá nhiều diện tích lúa bị ngập sâu. Đã thế, những đợt mưa lớn trái mùa trong tháng 12 cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuống giống.

TS Lê Hữu Hải, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho rằng, xuống giống lúa đông xuân chậm sẽ gây mối lo ngại cho vụ 3 năm sau. Bởi vụ đông xuân xuống giống chậm tới nửa tháng sẽ làm vụ hè thu rồi vụ 3 năm sau cũng bị chậm quãng thời gian tương tự. Mà nếu vụ 3 năm sau bị chậm lại, sẽ dễ rơi vào tháng 9 là cao điểm lũ, chắc chắn lúa sẽ bị ảnh hưởng. Ở Cai Lậy, do xuống giống chậm 1 con nước so với kế hoạch, nên ngay từ bây giờ Phòng NN- PTNT huyện Cai Lậy đã phải tính tới việc đề nghị UBND huyện đầu tư kinh phí làm đê bao bảo vệ lúa cho vụ 3 năm tới.

Theo PGS.TS Phạm Văn Dư, hiện tại nguồn kinh phí cho việc bơm tát nước phục vụ xuống giống vụ đông xuân ở ĐBSCL đã được Chính phủ phê duyệt và cấp vốn về các địa phương, với tổng giá trị trên 500 tỷ đồng. Điều các địa phương cần làm bây giờ là đôn đốc, thực hiện việc giải ngân nhanh chóng nguồn kinh phí hỗ trợ bơm tát của Chính phủ để nông dân có thể đẩy nhanh tiến độ xuống giống hơn nữa.

Sốt ruột trước tiến độ xuống giống, UBND nhiều tỉnh, TP ở ĐBSCL đã phải ra những văn bản đôn đốc công việc này. Theo ông Lê Văn Nưng, PCT UBND tỉnh An Giang, tỉnh đã giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và UBND các huyện, thị xã và thành phố Long Xuyên, rà soát nhanh những vùng còn bị ngập sâu buộc phải bơm nước ra để xuống giống kịp và đúng lịch thời vụ (trước ngày 31/12).

Hiện An Giang đã được Trung ương phân bổ 60 tỷ đồng khắc phục hậu quả lũ lụt và bơm tát phục vụ xuống giống lúa đông xuân. Do đó, UBND tỉnh đã yêu cầu các Sở, ngành liên quan tổng hợp đề xuất UBND tỉnh việc phân khai nhanh nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương để khắc phục hậu quả lũ lụt và bơm rút nước. UBND tỉnh An Giang cũng yêu cầu UBND các huyện, thị, thành phố phải chủ động họp dân để bơm rút nước xuống giống mà không đợi nguồn hỗ trợ của Trung ương.

Cùng chung tình trạng ngập sâu và lâu như An Giang, tỉnh Đồng Tháp được kinh phí Trung ương hỗ trợ 76,5 tỷ đồng, cộng thêm 7 tỷ đồng do Đại sứ quán Đan Mạch hỗ trợ, tổng cộng là 83,5 tỷ đồng. Trong những ngày qua, Sở NN-PTNT Đồng Tháp đã phối hợp với Sở Tài chính tổ chức khảo sát để tiến hành phân bổ nguồn tiền này cho 12 huyện, thị, thành trong tỉnh...

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất