| Hotline: 0983.970.780

Ý dĩ chữa phù thũng

Thứ Ba 29/04/2014 , 10:04 (GMT+7)

Theo Đông y, hạt ý dĩ có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, lợi niệu, thanh nhiệt bài nung, bổ phế, thư cân, giải kinh, giải độc…

Ý dĩ là nhân của quả cây ý dĩ, còn gọi hạt cườm, ngọc mễ... có tên khoa học Coix lachryma-jobi L., họ lúa (Poaceae). Ý dĩ là cây thảo, thân mọc thẳng đứng, có thể cao tới 2m. Ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Lá mọc so le, mặt lá ráp, gân lá song song, không có cuống. Hoa đơn tính cùng gốc, trông tựa một nhánh của bông lúa.

Quả hình trứng hơi nhọn đầu (thường gọi nhầm là nhân) được bao bởi một lá bắc cứng (thường gọi nhầm là vỏ). Mùa ra hoa tháng 7-8, quả tháng 9-10. Bộ phận thường dùng là hạt. Rễ, lá cũng được dùng nhưng ít hơn. Thu hoạch cây khi quả chín già, cắt cả cây về phơi, đập lấy quả, sấy, rồi xay, thu lấy nhân trắng, phơi hay sấy khô. Cắt rễ, đem rửa sạch rồi phơi khô.

Theo Đông y, hạt ý dĩ có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, lợi niệu, thanh nhiệt bài nung, bổ phế, thư cân, giải kinh, giải độc… Rễ cây ý dĩ có vị đắng, ngọt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, kiện tỳ, sát trùng. Lá có tác dụng noãn vị và ích khí huyết. Hạt ý dĩ dùng làm thuốc bổ và bồi dưỡng cơ thể tốt, dùng bổ sức cho người già và trẻ em, dùng lợi sữa cho phụ nữ sinh đẻ…

Sau đây là một số tác dụng của ý dĩ:

- Chữa đờm thấp, ho: Cam thảo 80g, cát cánh 40g, ý dĩ nhân 120g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm ít gạo nếp, nấu uống sau bữa ăn.

- Chữa trẻ nhỏ tay mềm: Đương quy 40g, Khương hoạt 40g, Phòng phong 40g, Toan táo 40g, Ý dĩ nhân 40g. Tán nhỏ, làm hoàn. Ngày uống 4g.

- Chữa trẻ em phù thũng do kém dinh dưỡng: Ý dĩ nhân 80g, tán bột, nấu với gạo thành cháo ăn.

- Chữa trẻ nhỏ đầu bị lở loét, các chứng ghẻ lở do thai bị nhiễm độc: Đại hoàng 15g, Thổ phục linh 60g, Ý dĩ nhân 30g. Tán bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn lớn. Ngày uống 1 viên.

- Chữa thấp trệ, phù thũng, tiểu ít: Ý dĩ, Đông qua bì, Xích tiểu đậu đều 40g, nấu cháo ăn.

- Chữa tỳ hư, tiêu hóa kém: Ý dĩ, Bạch biển đậu, Hoài sơn, mỗi vị 40g; Sơn tra, Sử quân tử (bỏ vỏ lụa), Liên nhục, mỗi vị 30g; Thần khúc 16g, Đương quy 200g, gạo nếp 100g. Tất cả sao vàng, tán bột mịn, chia ngày 2 lần, mỗi lần 12-16g, uống với nước ấm. Trẻ em tùy tuổi, giảm lượng.

- Chữa phế ung, ho ra đờm mủ tanh hôi: Ý dĩ 80g, Lô căn 40g, Đông qua nhân 24g, Đào nhân 8g, sắc uống.

- Chữa thấp uất ở kinh mạch, người nóng đau, mồ hôi nhiều, tiểu không thông: Ý dĩ 20g, Trúc diệp 12g, Hoạt thạch 16g, Thông thảo 8g, Phục linh 12g, Liên kiều 12g, Bạch khấu nhân 4g, sắc uống.

- Chữa tỳ hư, thấp trệ, tiêu chảy: Ý dĩ 40g, Xa tiền tử 20g, sắc uống.

- Chữa tiểu buốt, rắt: Ý dĩ sống 20-50g, đổ thêm nước nấu dưới dạng cháo loãng ăn.

- Chữa sản phụ ít sữa: Ý dĩ sống 50g, móng giò lợn 1 cái, hầm nhừ. Ăn ngày một lần. Một tuần ăn 3 lần.

- Chữa nóng trong người: Ý dĩ sống 20-50g, đổ thêm nước nấu dưới dạng cháo loãng ăn.

Lưu ý: Người có thể trạng hàn và phụ nữ có thai không nên dùng ý dĩ.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm