| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 23/04/2014 , 07:00 (GMT+7)

07:00 - 23/04/2014

Y đức giữa mùa dịch

Trái với sự quan tâm, lo lắng, hoang mang của dư luận thì những phát ngôn từ phía những người có trách nhiệm của ngành y lại tỏ ra khá vô cảm và bình chân như vại.

Những ngày này, diễn biến dịch sởi giữa Thủ đô đang là mối bận tâm hàng đầu của các gia đình có trẻ nhỏ cũng như cộng đồng. Cứ nhìn vào con số 120 trẻ tử vong bất thường chỉ trong vài ngày qua và hàng ngàn ca lây nhiễm mới đối với một loại dịch bệnh tưởng chừng như vô hại này mới cảm thấy hết sức nóng của vấn đề.

Thế nhưng, trái với sự quan tâm, lo lắng, hoang mang của dư luận thì những phát ngôn từ phía những người có trách nhiệm của ngành y lại tỏ ra khá vô cảm và bình chân như vại. Từ việc vị tư lệnh ngành khuyến cáo gia đình có trẻ nhỏ “không dại gì đưa trẻ mắc sởi vào viện nhi” cho đến cơ quan chức năng trong ngành nói “chưa tới mức phải công bố dịch”. Thậm chí ngay cả một lời xin lỗi đầu môi đến những gia đình đen đủi có con cháu mất mạng cũng chẳng thấy đâu, trong khi quan chức có trách nhiệm trong ngành này thì vẫn viện dẫn hoặc đổ thừa cho những lí do khách quan để rồi sau đó đâu lại vào đấy.

Trở lại chuyện y đức giữa cao điểm mùa sởi, đoán chắc rằng bất kể ai nhìn thấy bức ảnh gia đình bệnh nhi ở Hưng Yên đau đớn ôm cháu bé đã tử vong rời khỏi bệnh viện đầu ngành là Nhi T.Ư trở về quê an táng đều khó cầm lòng nổi. Đó chỉ là khoảnh khắc ghi lại hình ảnh một cái chết thương tâm trong số hàng trăm cái chết tương tự trong mấy ngày qua ở ngay giữa Thủ đô - nơi được trang bị hệ thống máy móc hiện đại cũng như đội ngũ nhân lực y tế hùng hậu nhất cả nước.

Liệu có ai dám chắc rằng, ngoài các lí do khách quan dẫn đến số trẻ tử vong vì sởi tăng vọt còn có sự quan liêu, tắc trách và vô cảm đối với người bệnh của một bộ phận những người thầy thuốc hôm nay.

Nếu chia sẻ nỗi đau đớn dày vò của bệnh tật và thấu hiểu tâm lý người nhà bệnh nhân thì cháu Tô Quốc An, 8 tuổi ở Vĩnh Phúc đã không phải chết một cách oan uổng vì phải chờ đợi làm thủ tục lòng vòng kéo dài đến hơn 3 tiếng đồng hồ mới được cấp cứu ở bệnh viện Nhi T.Ư.

Nếu không vì quá lo sợ dịch sởi lây sang đứa con gái chưa đầy 6 tháng tuổi thì chắc gia đình anh Hà Tuấn Anh ở phố Chùa Láng (Hà Nội) đã không ngại “tốn kém” bắt taxi ra tận phòng khám tư nhân Nhi Cao ở Cầu Giấy khám ho cho con để rồi y tá nơi này “rửa mũi nhầm cho cháu bằng cồn thay vì nước muối sinh lí?!”. Sau khi bị phát hiện nhầm thì y tá này đã khóc lóc rối rít nhưng rồi sau đó ông chủ cơ sở tự xưng là cựu cán bộ cao cấp ngành y, thầy thuốc ưu tú, chuyên gia này nọ đã chối bay chối biến trách nhiệm với gia đình nạn nhân chỉ với mục đích để khỏi mất khách hàng –những bệnh nhi vô tội…

Dư luận vẫn đang chờ những lời xin lỗi!

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm