| Hotline: 0983.970.780

Ý kiến xung quanh dự án Nhà mồ Ba Chúc

Thứ Sáu 27/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Với ý tưởng xây dựng “Bạch liên sen” để thờ phụng người đã mất trong khu di tích nhưng khi xây dựng xong thì người dân nơi đây nói vui "đây chỉ là củ tỏi hay cái lu" vì vòng thành đã che mất bông sen...

Nhà mồ Ba Chúc ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang là chứng tích lịch sử cấp quốc gia được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch công nhận từ năm 1989. Đây là công trình chính trong tổng số nhiều hạng mục cần xây dựng của Khu di tích lịch sử nhà mồ Ba Chúc.

Nhà mồ có hình dạng “Bạch liên sen”, bề ngoài kết cấu bê tông, bên trong và phía trên nóc sen đều được thiết kế bằng kính cường lực để chứa 1.159 hộp sọ của nhân dân địa phương bị Pol Pot-Ieng Sary thảm sát trong chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1978.

Nhà mồ Ba Chúc được khởi công xây dựng từ tháng 3 âm lịch năm 2013 đến tháng 11/2014 thì hoàn thành, do Sở Văn hóa, thể thao và du lịch An Giang làm chủ đầu tư với tổng kinh phí trên 12 tỷ đồng, do Cty CP đầu tư xây dựng Việt Mỹ thi công.

Tuy mới bàn giao cho huyện Tri Tôn hơn 2 tháng nay nhưng nhà mồ này đã vấp phải sự phản ứng của người dân địa phương vì vòng thành che mất “bạch liên sen”.

Anh Trần Văn Dũng – sống ở khu di tích nhà mồ Ba Chúc cho biết, nếu lúc trước nhà mồ cao ráo có thể nhìn thấy rõ thì hiện giờ khi xây dựng lại rất đẹp, nhưng nhìn tổng thể bề ngoài thì chưa mỹ mãn, do bị vòng thành ốp đá hoa cương che khuất hết.

“Mấy ổng xây hình bông sen trắng nhìn bên trong thì đẹp lắm, nhưng ở ngoài ngó vào có ai biết đây là bông sen không? Hệ thống thoát nước nhỏ quá, nếu vào mùa mưa thì làm sao rút kịp!” – anh Dũng bức xúc.

Còn chị Hạnh, tiểu thương buôn bán trong khu di tích cho biết: "Lúc đầu xây dựng tôi nghỉ đây là cái lu hay củ tỏi thôi, song đến khi vào bên trong thì mới biết đây là bông sen. Nếu mấy ổng hạ vòng thành thấp chút thì mọi người sẽ thấy được bông sen chắc đẹp hơn”.

Không chỉ vậy, trong khu vực nhà mồ với diện tích trên 500m2 mà chỉ có 8 lỗ thoát nước rất nhỏ và không có thùng rác cho du khách nên lượng rác và cát ngày càng nhiều, thậm chí là che bít cả lỗ thoát nước. Nếu tình trạng này kéo dài đến mùa mưa thì rất khó thoát nước kịp.

Ông Thạch Văn Lợi, Phó chủ tịch UBND thị trấn Ba Chúc – kiêm Trưởng ban quản lý cho biết, đúng là hiện nay lỗ thoát nước nhỏ nên mưa lớn rất khó thoát nước kịp.

Ông Lợi cho rằng, vòng thành được làm bằng đá hoa cương cao gần 2m đã che mất trên 1/4 bông sen chứa hài cốt là sự thật nên rất khó để nhìn từ xa đây là “bạch liên sen” như ý đồ thiết kế.

“Đúng là vòng thành ốp đá hoa cương này che hết 1/4 bông sen rồi, nhưng đây là thiết kế được thống nhất từ tỉnh đến địa phương và Ban Tôn giáo Tứ ân hiếu nghĩa.

Còn hệ thống thoát nước chúng tôi sẽ báo cáo và làm việc với đơn vị thi công để đảm bảo mùa mưa thoát nhanh phục vụ cho du khách tham quan, đồng thời cũng làm hàng ráo chắn xung quanh nhà mồ để đảm bảo an toàn cho du khách” – ông Lợi nói.

Ban quản lý khu di tích lịch sử Nhà mồ Ba Chúc cho biết, ngoài nhà mồ ra còn có 4 hạng mục công trình như: Nhà trưng bày chứng tích hình ảnh; khu mua bán, đài tưởng niệm và nhà nghỉ tạm cho du khách đến tham quan, nghiên cứu, cúng viếng…, với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng. Dự kiến, sẽ hoàn thành vào năm 2018 - đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày thảm sát nhân dân Ba Chúc.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.