| Hotline: 0983.970.780

Ý kiến xung quanh tôm thẻ chân trắng

Thứ Sáu 26/08/2011 , 12:06 (GMT+7)

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang: Năng suất tôm thẻ lợi gấp 3 lần tôm sú

Vụ nuôi tôm năm nay, toàn tỉnh Kiên Giang thả nuôi được 83.360 ha, trong đó có 1.428 ha nuôi công nghiệp, còn lại là nuôi quảng canh cải tiến và tôm lúa. Qua thực tế những năm thả nuôi cho thấy, năng suất tôm thẻ chân trắng đạt rất cao, có thể lên tới 18-19 tấn/ha nếu được thâm canh tốt. Trong khi đó, năng suất tôm sú tối đa chỉ đạt khoảng 5-6 tấn/ha. Còn năng suất trung bình tôm thẻ đạt 15 tấn/ha, cao gấp 3 lần tôm sú.

Chính vì vậy, hiện nay phần lớn các Cty, đơn vị thả nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chuyển từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng. Hiện nay, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng của tỉnh là 1.007 ha. Nhờ đó, đã phần nào đáp ứng được nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu chế biến của các NM. Trước đây, khi đưa con tôm thẻ chân trắng vào thả nuôi, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý rất đắn đo do lo ngại về dịch bệnh, nhất là bệnh Taura. Tuy nhiên, qua nhiều mùa vụ nuôi chưa thấy loài tôm này bị dịch bệnh chết hàng loạt như lo ngại.

Ông Chu Văn An, Phó TGĐ Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau): Tôm thẻ đã giải bài toán khan hiếm nguyên liệu

So với con tôm sú thì nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu thế hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cụ thể, thời gian nuôi tôm thẻ chỉ khoảng 3 tháng/vụ, còn tôm sú phải mất 5 tháng. Do đó vòng quay vốn của người nuôi nhanh hơn. Nhờ thời gian nuôi ngắn nên chi phí nuôi tôm thẻ cũng rẻ hơn do đỡ tốn công lao động và các chi phí khác như điện, xử lý môi trường…

Hệ số thức ăn của tôm sú phải mất từ 1,5-1,7 kg thức ăn/kg tôm thương phẩm, trong khi đó hệ số này ở tôm thẻ chân trắng chỉ từ 1-1,2 kg thức ăn/kg tôm. Xét về rủi ro thì bất kể cây trồng, vật nuôi nào mà chẳng có dịch bệnh. Tuy nhiên, trong nông nghiệp nói chung và nuôi tôm nói riêng thì càng rút ngắn được thời gian càng đỡ rủi ro.

Còn đối với chế biến, tôm thẻ chân trắng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu tốt hơn do thời gian nuôi nhanh và sản lượng nhiều. Qua đó, phần nào đã giải quyết được tình trạng khan hiếm nguyên liệu, tạo việc làm cho người lao động. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu hiện nay, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu thì tôm thẻ chân trắng cũng dễ XK nhờ vào ưu thế giá rẻ.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau: Mang lại kinh tế cho nhiều hộ nông dân

Bước đầu cho thấy con tôm thẻ chân trắng đã mang lại kinh tế cho nhiều nông dân, nhất là nông dân ở những vùng nuôi tôm công nghiệp bị nhiễm bệnh trong tỉnh. Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau đang xem xét đến tính khả thi của loại giống thủy sản này, nếu được Sở sẽ trình cấp có thẩm quyền xin phê duyệt cho ngành thủy sản tỉnh Cà Mau được mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển giao KHCN cho bà con nông dân trong tỉnh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất