| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái đẩy mạnh giao rừng

Thứ Tư 08/08/2012 , 11:12 (GMT+7)

Yên Bái có 415.103 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 234.337 ha, rừng trồng 172.521 ha; độ che phủ đạt 59,6%, là tỉnh có tỷ lệ che phủ đứng thứ tư toàn quốc.

Yên Bái có 415.103 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 234.337 ha, rừng trồng 172.521 ha; độ che phủ đạt 59,6%, là tỉnh có tỷ lệ che phủ đứng thứ tư toàn quốc. Tuy nhiên, việc quản lý bảo vệ rừng còn nhiều yếu kém, tình trạng phá rừng làm nương, khai thác lâm sản trái phép vẫn thường xuyên xảy ra...

Tranh nhau rừng có trữ lượng lớn

Trước tình hình đó tỉnh quyết tâm thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng gắn với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2012-2015...  Từ 2009-2011 tỉnh thực hiện việc giao rừng và cho thuê rừng gắn với việc cấp CNQSDĐ cho người dân. Năm 2009 thực hiện thí điểm giao rừng tại huyện Trạm Tấu (nơi hàng năm thường xảy ra cháy rừng khiến hàng trăm ha rừng bị “thần lửa” thiêu trụi) được 296 ha cho 22 hộ và 4 cộng đồng dân cư.

Năm 2011 việc giao rừng được mở rộng tại 4 huyện có rừng nơi người dân có nhu cầu rất lớn, đó là các huyện: Trấn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải với tổng diện tích rừng đã giao là 11.977 ha cho 318 hộ và 1.446 thôn bản, cộng đồng dân cư. Trong đó huyện Mù Cang Chải đã giao được 4.067 ha, Văn Chấn 3.110 ha, Trạm Tấu 2.870 ha.


Đối chiếu rừng giao thực địa với rừng trên bản đồ

Tuy nhiên việc giao đất giao rừng cho người dân để phát triển kinh tế lâm nghiệp còn chậm. Nhất là việc giao rừng, cho thuê rừng theo QĐ 112/QĐ-BNN và Thông tư 24/2009/TT-BNN với định mức thấp, chỉ có 80 kg thóc/ha đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sau khi quy hoạch chuyển sang rừng SX khiến người dân tranh nhau nhận diện tích rừng có trữ lượng lớn, gây khiếu kiện đông người.

Ưu tiên đồng bào dân tộc

Tổng diện tích đất rừng của Yên Bái đã được giao là 290.895 ha, trong đó rừng đặc dụng 36.500 ha, rừng phòng hộ 162.200 ha, rừng SX 92.195 ha. Diện tích rừng và đất rừng chưa giao hiện còn rất lớn (181.604 ha). Toàn bộ diện tích rừng này chuyển từ các lâm trường về địa phương quản lý 51.835 ha, rừng sau khi rà soát 3 loại rừng được điều chỉnh từ rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng SX 36.739 ha, đất đang giao cho các địa phương quản lý 93.030 ha. Người dân đang mong đợi được giao diện tích đất rừng đó để có tư liệu phát triển SX, xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống.

Dự kiến giai đoạn 2012-2015 tỉnh Yên Bái giao và cho thuê 88.573 ha, bao gồm: Giao cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư 54.329 ha, diện tích cho thuê 34.244 ha. Diện tích cho thuê bao gồm đất có rừng 17.935 ha, đất trống đồi núi trọc 16.309 ha. Đối tượng được giao và cho thuê đất được ưu tiên cho các hộ nông dân là đồng bào dân tộc, hộ nghèo và cận nghèo thiếu đất SX, hộ gia đình chính sách, hộ là cán bộ nhân viên lâm trường đã nghỉ việc hoặc mất việc có sức khoẻ không có đất SX... sau các đối tượng này mới đến các đối tượng khác.

Kế hoạch giao rừng và cho thuê rừng được thực hiện như sau: Năm 2012 đang tiến hành giao 6.960 ha rừng và đất rừng ở hai huyện Trấn Yên và Yên Bình, cho thuê đất 17.000 ha; năm 2013 diện tích giao dự kiến 15.649 ha, cho thuê rừng 9.570 ha; năm 2014 giao rừng 14.303 ha, thuê rừng 7.832 ha; năm 2015 giao rừng 17.415 ha. Thuê rừng và đất rừng 732 ha.

Hiện nay các ngành chức năng của Yên Bái đang đẩy mạnh việc giao đất và cho thuê rừng và đất rừng cho các hộ gia đình và các tổ chức kinh tế. Dự kiến đến ngày 31/12/2012 sẽ hoàn thành việc giao và cho thuê rừng và đất rừng với tổng diện tích là 23.960 ha.

Ông Nguyễn Quang Vinh- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái:

Việc giao và cho thuê rừng và đất rừng nhằm giải quyết nhu cầu sử dụng đất của người dân. Từ đó mới xác lập được chủ rừng đích thực, chính người dân mới là nhân tố quan trọng trong việc bảo vệ rừng. Ngoài lợi ích các mà người thuê rừng trong quá trình sử dụng đất rừng, ngân sách nhà nước còn thu được khi thuê 34.244 ha rừng và đất rừng là 1.788,4 tỷ đồng sau khi đã trừ các ưu đãi đầu tư vào vùng khó khăn...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm