| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái vượt lên chính mình trong xây dựng NTM

Thứ Năm 04/10/2012 , 09:16 (GMT+7)

Từ ngày 2-3/10, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Đăng Khoa, Phó trưởng ban Chuyên trách Ban chỉ đạo Trung uơng Chương trình MTQG XD NTM, đã tới kiểm tra một số điểm xây dựng NTM của Yên Bái.

Từ ngày 2-3/10, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Đăng Khoa, Phó trưởng ban Chuyên trách Ban chỉ đạo Trung uơng Chương trình MTQG XD NTM, đã tới kiểm tra một số điểm xây dựng NTM của Yên Bái.

Mặc dù là một tỉnh miền núi, có trên 80% dân số làm nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển. Nhưng với một quyết tâm cao của các cấp, các ngành và của chính người dân, tỉnh Yên Bái đang vượt lên chính mình trong việc xây dựng NTM...

Tỉnh Yên Bái nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, với 180 xã phường, thì có 159 xã, trong đó có 72 xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Từ lâu, kinh tế của các xã chủ yếu là SX nông, lâm nghiệp chậm phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo còn 29,53%, nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo từ 75-80%, bên cạnh đó những hủ tục lạc hậu nhiều nơi còn nặng nề, đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, địa bàn dân cư lại quá rộng, dân cư sống không tập trung... Đây chính là những thách thức cho việc xây dựng NTM ở Yên Bái.


Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa trao đổi với lãnh đạo tỉnh Yên Bái về xây dựng NTM ở huyện Trấn Yên

Với điểm xuất phát các mặt của tỉnh Yên Bái còn thấp như vậy, đó chính là sự trở ngại rất lớn cho việc triển khai Chương trình mục MTQG XD NTM. Mặc dù vậy, ngay sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 tỉnh Yên Bái đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh và Ban chỉ đạo cấp huyện về việc thực hiện Chương trình NTM, cấp xã đã thành lập 152 Ban quản lý xây dựng NTM.

Cho đến nay tỉnh Yên Bái đã hoàn thành Dự án Quy hoạch NTM giai đoạn 2010-2015 và định hướng tới năm 2020. Dự án đã rà soát từng tiêu chí, từ đó xác định mục tiêu, lộ trình, nhu cầu vốn đầu tư, cơ chế chính sách đặc thù để phù hợp cho mỗi địa phương trong việc xây dựng NTM.

Căn cứ vào tình hình thực tế, tỉnh Yên Bái đã lựa chọn 11 mô hình điểm để xây dựng NTM, trong đó có 2 điểm do UBND tỉnh chỉ đạo để rút kinh nghiệm và nhân rộng, đó là xã Đại Phác (Văn Yên), Tân Đồng (Trấn Yên), còn 9 huyện, thị xây dựng 9 mô hình.

Năm 2011 mở đầu cho việc xây dựng NTM ở Yên Bái, xã Tân Đồng xây dựng công trình giao thông nông thôn dài 900m qua các khu vực dân cư gần trung tâm xã, để từ đó tạo đà cho việc mở rộng và nối dài tới các thôn, bản trong xã. Với nguồn vốn Nhà nước đầu tư 1,1 tỷ, dân đóng góp 200 triệu bằng ngày công, vật liệu xây dựng. Đặc biệt có tới 19 hộ gia đình hiến đất với khoảng 600m2 đất để làm đường, ví như gia đình ông Lương Xuân Hiệp đã phá bức tường rào dài 15m, rộng 1m để lấy đất làm đường, hay như gia đình ông Hà Trung Hậu phá dỡ một nhà tắm, hoặc gia đình ông Lương Xuân Lưu hiến 120m2 đất, với chiều dài 30m, rộng 4m... Con đường ban đầu đã tạo cho thôn Làng Đồng nối liền với khu vực chợ Tân Đồng một sắc diện mới về mô hình NTM ở miền núi huyện Trấn Yên.

Xã Tân Đồng đã quy hoạch 100ha để trồng dâu nuôi tằm, tạo ra sản phẩm hàng hoá cho thu nhập cao. Nhiều hộ có nguồn thu lớn từ nghề trồng dâu nuôi tằm, mức thu nhập bình quân 1ha dâu thu nhập từ 80-120 triệu/ha, ví như gia đình bà Lê Thị Giảng trồng trên 1ha dâu, bà Lê Thị Lưu trồng gần 1h dâu... Hiện Tân Đồng có hơn 300 hộ làm nghề trồng dâu nuôi tằm có thu nhập cao.

Xã Đại Phác một xã thuần nông của huyện Văn Yên, thuộc diện "đất chật người đông", bình quân đất ruộng khoảng 350m2/người, con đường thoát nghèo mà người dân Đại Phác chọn là phát triển chăn nuôi lợn thịt và lợn nái. Toàn xã có số hộ chăn nuôi từ 5-20 đầu lợn/lứa là 758 hộ, mỗi năm xuất bán khoảng 550-600 tấn lợn thịt. Số hộ chăn nuôi tập trung 20 lợn nái hoặc 100 lợn thịt có 3 hộ, mô hình 10-20 lợn thịt/lứa có trên 120 hộ, mô hình 2-5 lợn thịt/lứa có khoảng 500 hộ. Tổng lượng thịt lợn hơi mỗi năm Đại Phác bán ra từ 750-800 tấn lợn hơi, giá trị chăn nuôi chiếm 2/3 thu nhập của người dân.


Làm đường giao thông ở xã Báo Đáp

Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa đánh giá cao những việc làm của Yên Bái đang vượt lên chính mình trong việc xây dựng NTM: Chương trình MTQG về xây dựng NTM là chương trình được người dân đón đợi và ủng hộ nhiệt tình. Mặc dù tỉnh Yên Bái còn nghèo, nhưng những gì Yên Bái đã làm được là thể hiện sự quyết tâm cao của Đảng bộ và chính quyền địa phương cùng các cấp, các ngành và của chính người dân. Con đường xây dựng NTM phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và của chính người dân, nhất định việc xây dựng NTM sẽ thành công.

Với một xã lấy nghề chăn nuôi nuôi để phát triển kinh tế, thì việc xây dựng việc xây dựng mô hình NTM tại đây ra sao? Kể từ năm 2011 Đại Phác khuyến khích các hộ chăn nuôi tập trung đưa trang trại ra khỏi khu vực dân cư trên diện tích gò cao giữa cánh đồng vừa xa dân cư lại tiện đồng ruộng.

Ngoài ra xã còn khuyến khích và làm thủ tục cho các hộ có nhu cầu hoán đổi ruộng vườn quanh khu vực trang trại, tạo điều kiện cho các chủ trang trại tập trung đất phục vụ chăn nuôi và trồng trọt liền khoảnh, không chỉ kiểm soát được dịch bệnh mà còn mở rộng đầu tư cho SX. Có 3 hộ đã xây dựng trang trại chăn nuôi, có số đầu lợn từ 140-200 con/lứa. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đều xây dựng các hầm biogas để khai thác chất đốt và sạch môi trường.

Phát triển giao thông nông thôn là một tiêu chí khó khăn nhất, đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi đó Yên Bái lại là tỉnh nghèo. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2015 tỉnh Yên Bái phải hoàn thành 900 km đường giao thông nông thôn, với tổng mức đầu tư là 468,8 tỷ đồng, trong đó các tổ chức và người dân đóng góp 198,8 tỷ. Kế hoạch năm 2012 tỉnh Yên Bái hoàn thành 120,16km đường giao thông nông thôn, mở mới nền đường 346,64km. Hết tháng 9/2012 khối lượng hoàn thành trên 30%, Yên Bái phấn đấu đến 31/12/2012 sẽ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.

Cùng với việc xây dựng đường giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái chú trọng việc đào tào nghề cho nông dân, đến nay đã đào tạo 11.324 lao động với nhiều nghề khác nhau. Đối tượng đào tạo nghề được quan tâm nhất là các thanh niên đang ở độ tuổi lao động, để chính họ sẽ là nòng cốt trong việc xây dựng NTM. Bên cạnh đó tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển SXNN: Hỗ trợ giống chất lượng năng suất cao, hỗ trợ chăn nuôi, hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, chế biến nông, lâm sản... Nhiều làng nghề: Trồng dâu nuôi tằm, chế biến tinh dầu quế, chế biến gỗ rừng trồng, dệt thổ cẩm...đang phát triển, giúp cho nhiều hộ có thu nhập cao, nhanh chóng xoá đói, giảm nghèo một cách bền vững.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm