| Hotline: 0983.970.780

Yên Lạc yên tâm dùng nước sạch

Thứ Sáu 10/07/2015 , 09:46 (GMT+7)

Có công trình nước sạch, nhân dân không còn phải lo sử dụng nguồn nước giếng không đảm bảo sức khỏe và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô hạn.

Với tổng kinh phí đầu tư xây dựng 53 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG về NS-VSMTNT, cuối năm 2010, công trình cấp nước sạch tập trung liên xã Trung Hà - Trung Kiên (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) chính thức được khởi công xây dựng, và đến đầu năm 2014 hoàn thành.

Công trình cấp nước sạch ra đời có ý nghĩa hết sức quan trọng, bước đầu cơ bản giải được bài toán khó về thực trạng thiếu nước sạch trầm trọng diễn ra trong nhiều năm qua trên địa bàn của hai xã Trung Hà và Trung Kiên.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Lê Hồng Quang, ở thôn 3, xã Trung Hà, một trong những gia đình trước đây phải thường xuyên sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Đoán được mục đích của chúng tôi, anh Quang nhanh nhẹn rót chén trà mời khách và nói với vẻ mặt rạng rỡ: “Đấy các anh thấy, bây giờ pha được ấm nước trà ngon thật đơn giản. Cũng như nhiều gia đình khác trong thôn, trước kia, khi chưa có nguồn nước sạch từ trạm cấp nước, gia đình tôi thường xuyên phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Mặc dù đã đầu tư tiền khoan giếng nhưng vẫn bị nhiễm sắt rất nặng, mỗi khi bơm lên để chừng một tiếng đồng hồ là nổi váng, sắt kết tủa đỏ quạch, không thể sử dụng ăn uống được. 

Gia đình đã phải xây thêm bể cát để lọc nước nhưng nước vẫn hôi tanh, chỉ có thể sử dụng tắm giặt hằng ngày, còn nước ăn uống phải dùng nước mưa hoặc mua bình nước lọc đóng sẵn với chi phí rất cao".

Không chỉ xã Trung Hà chịu ảnh hưởng bởi mức độ ô nhiễm nguồn nước, mà người dân ở xã Trung Kiên còn thường xuyên chịu cảnh không có nước sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.

Ông Nguyễn Văn Vui, Chủ tịch UBND xã Trung Kiên, cho biết, xã có 1.414 hộ, với gần 7.000 nhân khẩu, được chia làm 5 thôn.

Theo kết quả điều tra, đánh giá về nguồn nước cho thấy, người dân thường xuyên thiếu nước sinh hoạt ở tình trạng báo động, 4/5 thôn thiếu nước quanh năm. Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của nhân dân, kìm hãm sự phát triển kinh tế của địa phương.

Ông Vui cho biết thêm, việc xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhân dân xã Trung Kiên, giải quyết bài toán nan giải mà chính quyền và nhân dân trong xã vẫn không thể tháo gỡ trong nhiều năm qua.

"Thực hiện Chương trình MTQG về NS-VSMTNT, trong thời gian tới, Trung tâm NS-VSMTNT tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục triển khai xây dựng thêm nhiều công trình cấp nước sạch tập trung liên xã phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch hợp vệ sinh", ông Đỗ Huy Sự cho biết.

Có công trình nước sạch, nhân dân không còn phải lo sử dụng nguồn nước giếng không đảm bảo sức khỏe và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô hạn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Huy Sự, Phó GĐ Trung tâm NS-VSMTNT tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết: Công trình cấp nước sạch có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn xã hội, đặc biệt là người dân ở nông thôn.

Việc cung cấp nguồn nước sạch, đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế không những đảm bảo sức khỏe hằng ngày, mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong việc sử dụng nước sạch, cũng như tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với con người.

Không chỉ đáp ứng cung cấp đầy đủ nước sạch cho các hộ gia đình, Chương trình MTQG về NS-VSMTNT còn đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho các trường mầm non, trạm y tế, các cơ sở công cộng, nâng cao điều kiện sinh hoạt, cải thiện môi trường sống góp phần đắc lực trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Vì vậy, nước sạch đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân nông thôn, góp phần giảm thiểu tỷ lệ dân số bị mắc các bệnh liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh.

Ông Sự cũng cho biết thêm, công trình nước sạch liên xã Trung Hà - Trung Kiên là công trình được đầu tư lớn và hiện đại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Công trình ra đời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với người dân sống ở vùng nông thôn, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng, ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm