| Hotline: 0983.970.780

Yên Phương nỗ lực cán đích

Thứ Hai 16/06/2014 , 09:23 (GMT+7)

Xã Yên Phương (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) quyết tâm cán đích NTM vào năm 2015. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu đề ra, xã đang nỗ lực tháo gỡ một số khó khăn.

Còn những vướng mắc

Theo ông Lê Quang Thà, Chủ tịch UBND xã Yên Phương, toàn xã hiện có 8.500 người thường xuyên ở nhà và hơn 600 người đi xa (có người đi tới vài năm, thậm chí chục năm mới về quê). Diện tích trồng lúa toàn xã là 320 ha.

Là xã thuần nông, dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, ngoài ra xã có thêm nghề mộc cổ truyền. Để tăng thu nhập cho bà con nông dân, vài năm trở lại đây, UBND xã phối hợp Hội Phụ nữ tổ chức thêm nhiều lớp học nghề cho bà con nông dân như làm hoa, thêu may, đính cườm, đem lại hiệu quả rõ rệt.

Ngoài ra, Hội Phụ nữ tổ chức nhiều lớp may công nghiệp, giải quyết quỹ thời gian nông nhàn cho bà con ngay khi công việc trên đồng ruộng kết thúc. Hiện nay, toàn xã có 3 xưởng may với 50 máy may công nghiệp, tạo công ăn việc làm ổn định cho 40 công nhân/xưởng. Người dân vừa học vừa làm, lại có thu nhập ngay. Hiện nay, mức thu nhập bình quân ở Yên Phương đạt 29 triệu đồng/người/năm (đạt tiêu chí về xây dựng NTM).

Phải cán đích NTM vào năm 2015, với Yên Phương sẽ không khó bởi đã hoàn thành 12 tiêu chí. Còn tiêu chí về giao thông, môi trường, giáo dục và văn hóa thì khó quá... Mặc dù từ năm 2002, Yên Phương đã có những con đường trải nhựa khá đẹp, thậm chí còn dẫn đầu tỉnh Vĩnh Phúc, thế nhưng từ đó đến nay, kinh phí của xã chẳng có nên giao thông nội đồng đang bị dậm chân tại chỗ.

Ở Yên Phương, chất lượng giáo dục thì quá ổn nhưng theo quy định diện tích khuôn viên thì Yên Phương chưa đạt vì nhiều khu vực chưa giải tỏa được khu dân sinh. Rồi còn theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, cần có nhà giáo dục thể chất, nhà điều hành lại phụ thuộc vào “bầu sữa mẹ” là ngân sách nhà nước cấp. Mà điều này chưa biết đến bao giờ mới có.

x-yen-phuong15542397
Yên Phương quyết tâm cán đích vào năm 2015

Cũng theo ông Thà, biết rằng “bầu sữa mẹ” là ngân sách nhà nước không đủ nên Yên Phương huy động sự đóng góp tự nguyện của người dân. Thế nhưng, hiện nay hơn 8 tỷ đồng đang nằm trong tài khoản xã nhưng lại không tiêu được vì chưa có đất để xây dựng.

“Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp nghĩa trang mỗi xã là 300 triệu đồng và 100 triệu đồng ở những năm tiếp theo mà tỉnh đặt ra vẫn chỉ là… cơ chế nằm trên giấy nên xã vẫn phải chờ, lúc đó mới dám giải ngân”, ông Thà nói tiếp.

Đào tạo nghề

Ông Lê Quang Thà tự hào về tiêu chí thu nhập người dân Yên Phương. Để minh chứng thêm tiêu chí này đang diễn ra khá suôn sẻ, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Yên Phương Nguyễn Thị Thúy Hà đã dẫn tôi đi thăm một tổ chuyên đính cườm của Trung tâm Dạy nghề Minh Tiến.

Ông Đào Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH) đánh giá cao về quá trình xây dựng NTM ở xã Yên Phương bằng cách tạo công ăn việc làm cho chính phụ nữ làm chủ hộ của Trung tâm Dạy nghề Minh Tiến. Theo ông Tiến, cả nước có gần 900 cơ sở dạy nghề của Nhà nước nhưng đều gặp khó khăn do thị trường đem lại. Vì thế, một Trung tâm dạy nghề tư tục như thế này cần được khích lệ, nhân rộng. Để mang tính bền vững, đại diện ngành Lao động cho rằng, Trung tâm phải đi bằng hai chân, có nghĩa là dạy nghề luôn phải gắn với quy hoạch, đồng thời tính đến đầu ra của sản phẩm cho LĐNT.

Trên đường đi, chị Hà chia sẻ: Đây là đơn vị dạy nghề tư thục đầu tiên của huyện Yên Lạc. Từ năm 2009 đến nay, Trung tâm Dạy nghề Minh Tiến đã đào tạo được gần 2.000 lao động, chủ yếu là phụ nữ với ba nghề chính là may công nghiệp, làm hoa đất, hoa lụa và thêu ren.

Với phương châm đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ, năm 2011, Trung tâm đào tạo được 1.065 học viên, chủ yếu là lao động từ các xã lân cận trên địa bàn huyện như: Liên Châu, Yên Phương, Tam Hồng… và tới 90% số học viên tìm được việc làm ổn định sau đào tạo.

Hiện Trung tâm có một xưởng may công nghiệp, thu hút 450 lao động, thu nhập mỗi tháng ổn định từ 2,9 triệu - 3,5 triệu đồng/người. Riêng năm 2014, Trung tâm đặt mục tiêu sẽ giải quyết việc làm cho hơn 1.000 LĐNT có thể sống bằng nghề theo mô hình đào tạo liên kết hợp tác 3 bên: Trung tâm - học viên - DN.

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Giám đốc Trung tâm, cho biết, ngay từ khi mới thành lập Trung tâm đã xác định học nghề là yếu tố cơ bản trong tìm kiếm việc làm ổn định lâu dài, có thu nhập cao và cải thiện cuộc sống để chung tay cùng chính quyền xây dựng NTM thật nhanh. Và không chỉ đào tạo cho người lao động những kỹ năng nghề mà phải trang bị cho họ những hiểu biết cơ bản cần thiết về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 

Tuy nhiên, theo bà Oanh, vì là đơn vị tư thục nên Trung tâm không được đầu tư máy móc, trang thiết bị dạy nghề từ ngân sách Nhà nước. Ngân hàng cũng không cho vay nhiều nên Trung tâm cũng đang gặp nhiều khó khăn trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phần lớn người lao động nghèo, đời sống khó khăn nên họ chỉ muốn đi làm những công việc phổ thông, giản đơn để có thu nhập ngay nên họ không kiên trì học nghề.

Cũng theo bà Oanh, để có thêm nhiều hộ thoát nghèo, từ nay đến hết năm, Trung tâm sẽ tiếp tục tuyển sinh và dạy nghề cho hơn 700 LĐNT là nữ ở 3 nghề may công nghiệp, làm hoa nhân tạo và thêu ren, thêu móc. Đồng thời sẽ liên kết nhiều DN, cơ sở SX kinh doanh, dịch vụ cùng tham gia.

Tuy nhiên, xã cần tạo điều kiện cho Trung tâm thực hiện công tác tuyển sinh học nghề cho LĐNT trên địa bàn; cung cấp thông tin về số hộ gặp khó khăn để Trung tâm kịp thời ưu tiên trong công tác tuyển sinh, đào tạo, tạo công ăn việc làm cho những gia đình lao động hiện chưa có việc làm và gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, địa phương cần tạo điều kiện để Trung tâm mở rộng quy mô dạy nghề, tạo điều kiện trong công tác bố trí quỹ đất, thủ tục xây dựng.

“Toàn xã có 120 hộ nghèo, trong đó 54 hộ có phụ nữ làm chủ hộ. Tuy nhiên, trong kế hoạch thoát nghèo chỉ có thể giải quyết được 60% tổng số hộ (khoảng 40 người). Đó là giải quyết ngay việc làm tại chỗ cho những chủ hộ nghèo này đang là hội viên thuộc hội. Ngoài ra, sẽ huy động vốn từ hai Ngân hàng Đông Á và Ngân hàng Chính sách - Xã hội cho các hộ vay với tổng tiền khoảng 3 tỷ đồng (thấp nhất là 50 triệu đồng/hộ) để phát triển trang trại, nuôi trồng thủy sản”, bà Nguyễn Thị Thúy Hà cho biết.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm