| Hotline: 0983.970.780

Liên quan bài: Cty xuất khẩu lao động “Mang con bỏ chợ”:

Yêu cầu công ty giải trình

Thứ Tư 16/07/2014 , 08:11 (GMT+7)

Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản gửi Cty CP Đầu tư Vĩnh Cát (chi nhánh Thanh Hóa) để làm rõ vụ việc của chị Lê Thị Quân.

Trước đó, Báo NNVN đã có bài viết về việc chị Quân đi lao động xuất khẩu ở Ảrập Xêút nhưng bị trục xuất về nước một cách vô lý và không được Cty Vĩnh Cát- đơn vị môi giới can thiệp bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Cục cũng yêu cầu Cty Vĩnh Cát phải có trả lời, tuy nhiên cho đến nay, Cục vẫn chưa hề nhận được giải trình của Cty. “Ngay chiều nay (15/7), chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu Cty Vĩnh Cát phải khẩn trương làm rõ vụ việc, thậm chí chính lãnh đạo Cty phải đến để làm rõ vụ việc”- ông Hương nói. Ngoài ra, Cục cũng sẽ làm rõ vụ việc từ thông tin của chính người lao động bị trục xuất về nước và Ban quản lý người lao động Việt Nam tại Ảrập Xêút.

Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho hay, hiện nay Ảrập Xêút đang “rất khát” người giúp việc gia đình. Và trong tổng số 40 Cty Việt Nam được cấp phép đưa lao động sang Ảrập Xêút thì có hơn 20 Cty đã đưa rất nhiều lao động sang giúp việc gia đình.

Tuy nhiên, đây có thể coi là “tai nạn” đáng tiếc mà người lao động và doanh nghiệp cần rút kinh nghiệm. Mặc dù là nhóm đối tượng được đi xuất khẩu lao động không mất tiền nhưng người lao động cũng nên tìm hiểu kỹ phong tục tập quán, ngôn ngữ giao tiếp của đất nước mà mình sẽ đến làm việc. Bởi chính ngôn ngữ bất đồng, không biết tiếng sẽ là rào cản bất lợi cho người lao động khi bị chủ sử dụng cho nghỉ việc mà không rõ lý do.

Riêng với các Cty cũng phải tìm hiểu kỹ chủ sử dụng sẽ “môi giới” cho người lao động và có kế hoạch đào tạo tay nghề và học tiếng nhiều hơn bởi ngôn ngữ Ả rập rất khó.

Cũng theo Phó Cục trưởng Hương, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động đi xuất khẩu, cách đây ít ngày, Bộ LĐ- TB&XH đã có văn bản siết chặt hơn các điều kiện người lao động muốn đi xuất khẩu và các tiêu chí dành cho Cty môi giới.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm