| Hotline: 0983.970.780

Yêu cầu của Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì là chính đáng

Thứ Tư 10/08/2011 , 12:52 (GMT+7)

Yêu cầu được bồi thường của CBCNV Trung tâm là hợp lý

Ngày 16/11/2009, Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì (viết tắt là Trung tâm) nhận được Quyết định số 5840/QĐ-UBND (ký ngày 10/11/2009) của UBND TP. Hà Nội về việc thu hồi diện tích 91 ha đất tại vị trí đập Gốc Gạo (mà trước đây UBND tỉnh Hà Tây đã có Quyết định 879 thu hồi của Trung tâm, giao cho UBND TP. Sơn Tây - nay là thị xã Sơn Tây - quản lý), cho Cty Nghiên cứu Đầu tư phát triển Công nghệ Tây Nguyên (Cty NCĐTPT Tây Nguyên) thuê để thực hiện dự án xây dựng trang trại nông, lâm nghiệp sinh thái bền vững.

>> Yêu cầu của Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì là chính đáng

Do quyết định trên của UBND TP. Hà Nội chưa nói đến chuyện đền bù, hỗ trợ nên Trung tâm đã có nhiều văn bản gửi Sở TN - MT Hà Nội, gửi UBND TP. Hà Nội, đề nghị xem xét việc đền bù, hỗ trợ công tôn tạo, tài sản trên diện tích 91 ha đất cho Trung tâm khi thu hồi.

Ngày 17/9/2010, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 4556/QĐ-UBND “V/v điều chỉnh nội dung khoản 4 điều 2 và bổ sung khoản 6 điều 3 của Quyết định số 5840/QĐ-UBND ngày 10/11/2009. Theo đó trong Quyết định số 4556/QĐ-UB này, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Trung tâm “Liên hệ với UBND thị xã Sơn Tây để được hướng dẫn thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định”, đồng thời UBND TP. Hà Nội cũng “Giao UBND thị xã Sơn Tây có trách nhiệm thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định”.

Như vậy có nghĩa là kiến nghị được đền bù, hỗ trợ của Trung tâm đã được UBND TP. Hà Nội xem xét, chấp nhận. Và Quyết định 4556/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội cũng đã chỉ rõ: Việc bồi thường, công tôn tạo đất, tài sản trên đất cho Trung tâm được thực hiện theo nội dung của quy định ban hành kèm theo Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND TP. Hà Nội.

Khu vực đập Gốc Gạo (khu đất của Trung tâm bị thu hồi) trong kháng chiến chống Pháp là vùng đất tranh chấp giữa ta và địch, là vùng đồi hoang dại và đầm lầy không người lai vãng. Từ năm 1958 trở đi, các thế hệ CBCNV từ Nông trường quốc doanh Ba Vì đến Trung tâm đã đổ rất nhiều mồ hôi để cải tạo, biến vùng đất đó thành ruộng lúa, đất màu, đất đồng cỏ và đất trồng rừng.

Từ năm 1962 đến năm 1972, trong khoảng 10 năm trời, nhiều công trình như đường nội khu, đập tạo hồ Gốc Gạo, hồ 72, Hang Hùm…đã được xây dựng, và đến nay vẫn đang phát huy tác dụng. Việc cải tạo đất cũng như xây dựng những công trình trên hoàn toàn không phải dùng đến tiền của ngân sách Nhà nước, mà là kết quả của hàng trăm buổi lao động tình nguyện ngoài giờ, ngày Chủ nhật… mỗi buổi đều có trên dưới một ngàn CBCNV của nông trường tham gia.

Những vị cán bộ thế hệ trước như: GS-TS Nguyễn Văn Thưởng (nguyên Giám đốc Nông trường Ba Vì từ 1972-1974); Lê Quang Khá (nguyên Giám đốc Nông trường Ba Vì từ 1968-1972); Nguyễn Văn Đối (nguyên trưởng phòng tổ chức Nông trường Ba Vì từ 1968-1972)…đều xác nhận điều đó. Một số tài liệu, chứng từ còn lưu lại ở Trung tâm đã phản ánh điều đó. Những công trình đó đã trở thành tài sản của Trung tâm. Nay diện tích đất trên bị thu hồi, thì Trung tâm phải được nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không ai có thể phủ nhận. Chắc chắn khi ban hành Quyết định số 4556/QĐ-UBND nói trên, UBND TP. Hà Nội đã xem xét rõ.

Thế nhưng, Ban bồi thường GPMB thị xã Sơn Tây không những không thực hiện sự chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội tại Quyết định 4556 mà lại “bám” vào lý do thu hồi đất (điều 1) của Quyết định 879/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây cũ là “Do Trung tâm giao đất cho Cty NCĐTPT Tây Nguyên không đúng với quy định của pháp luật”, để từ đó kết luận rằng Trung tâm bị “Nhà nước thu hồi đất theo khoản 3 điều 38 Luật Đất đai năm 2003”, nên không thuộc đối tượng áp dụng Quyết định 108/2009.

Căn cứ Quyết định số 4556/QĐ-UBND ngày 17/9/2010; căn cứ khoản b, mục 2, điều 28; khoản 2 điều 31 của quy định “về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP.Hà Nội” ban hành kèm theo Quyết định 108 của UBND TP. Hà Nội, thì Trung tâm hoàn toàn đủ điều kiện để được bồi thường giá trị đầu tư khai hoang, tôn tạo trên diện tích các loại đất tại khu vực bị thu hồi, cũng như được bồi thường giá trị xây dựng các công trình trên đó.

Và yêu cầu được bồi thường của Trung tâm là hoàn toàn hợp lý, chính đáng.

Kết luận đó của Ban bồi thường GPMB là không có căn cứ. Bởi thứ nhất, điều 1 của Quyết định 879 là một sự áp đặt, quy chụp vô lý. Trung tâm giao khoán đất theo Nghị định 01/CP chứ không giao đất. Hai việc đó khác nhau hoàn toàn. Trước đó, chưa có một cơ quan chức năng nào của tỉnh Hà Tây làm rõ, kết luận việc Trung tâm “Giao đất cho Cty NCĐTPT Tây Nguyên không đúng với quy định của pháp luật” là không đúng với điều nào, luật nào, và kiến nghị thu hồi diện tích đất đó. Thế thì UBND tỉnh Hà Tây lấy gì làm căn cứ để thu hồi đất? Điều 1 của Quyết định 879 đang bị Trung tâm khiếu nại (từ ngày 3/6/2008), chưa được giảI quyết theo Luật Khiếu nại - Tố cáo, chưa có quyết định cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền để phân biệt rõ đúng sai.

Thứ hai, nội dung khoản 3 điều 38 Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp người được giao đất “sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả” khác hẳn nội dung điều 1 Quyết định 879 của UBND tỉnh Hà Tây, cả về chữ lẫn nghĩa. Trung tâm không vi phạm khoản 3 điều 38 Luật Đất đai năm 2003, bởi với các loại đất được giao trong sổ đỏ là hồ thủy lợi, đất vườn hộ, đất trồng cây, Trung tâm giao khoán cho Cty NCĐTPT Tây Nguyên để làm “vườn bảo tồn”, là hoàn toàn đúng mục đích sử dụng. Và nếu trong suốt thời gian từ năm 1995 đến năm 2009, nếu Cty NCĐTPT Tây Nguyên sử dụng diện tích được giao khoán “không có hiệu quả”, thì không đời nào dự án “xây dựng trang trại nông, lâm nghiệp sinh thái bền vững” của họ lại được UBND TP. Hà Nội chấp nhận. Việc Cty NCĐTPT Tây Nguyên sử dụng diện tích đất trên một cách có hiệu quả được thể hiện tại các khoản 1 và 2, điều 1 của Quyết định 5840/QĐ-UBND ngày 10/11/2009 của UBND TP. Hà Nội. (Hết)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm