| Hotline: 0983.970.780

Yêu cầu tạm dừng thi công công trình

Thứ Năm 13/09/2012 , 10:39 (GMT+7)

Trước những bức xúc và nguy hiểm của người dân tại khu tập thể 16A Thụy Khuê, chủ đầu tư dường như vẫn khá thờ ơ và đủng đỉnh.

Báo NNVN ra ngày 7/9 đã phản ánh tình trạng khu tập thể của hơn 30 hộ dân tại 16A Thụy Khuê (phường Thụy Khuê, quân Tây Hồ, Hà Nội) càng ngày càng lún nứt; trong khi đó, trước những bức xúc và nguy hiểm của người dân, chủ đầu tư dường như vẫn khá thờ ơ và đủng đỉnh.

>> Vì sao nửa đêm gác cổng?
>> Hơn 30 hộ dân “sống trong sợ hãi”

Vừa chỉ vào những vết nứt chân chim mới xuất hiện trên trần nhà mình, chị Nguyễn Thu Thủy trú tại phòng 5B tầng 2 xót xa: “Các anh nhìn xem, tôi mới sửa lại căn hộ này. Chi phí hết hơn trăm triệu đồng, thế mà sử dụng chưa được một tháng thì trần và tường bắt đầu nứt toác”.

Trong cả khu tập thể 16A Thụy Khuê, nhà chị Thủy được xem như là căn hộ sang trọng nhất sau đợt tu sửa cách đây vài tháng. Thế mà giờ đây nhiều khả năng chị sẽ không được ở trong căn hộ của mình bởi cả tòa nhà tập thể này bắt đầu lún nghiêng khá nghiêm trọng. Chị Thủy cho biết, thực tế căn hộ của chị đã bắt đầu bị lún nghiêng từ cuối năm 2010. Cụ thể là phía cửa bị nghiêng thấp hơn phía sau nhà khoảng 25cm. Để khắc phục tình trạng này, chị Thủy đã phải tôn nền cửa lên 25cm. Tuy nhiên, việc làm này cũng chỉ được vài tháng căn hộ lại bắt đầu nghiêng tiếp.

Ông Bùi Danh Tựu ở phía hành lang đối diện với nhà chị Thủy than trời: “Tất cả nguyên nhân làm cho cả khu tập thể này bị nghiêng là do Dự án cao ốc quốc tế Hồ Tây của Cty Liên doanh Cao ốc quốc tế Hồ Tây khởi công từ tháng 7/2012. Kể từ lúc ấy hơn 30 hộ dân của khu tập thể chúng tôi luôn thấp thỏm lo sợ nhà có thể sập bất cứ lúc nào”.


Vết nứt thêm nhiều tại nhà các hộ dân khu tập thể 16A Thụy Khuê

Để minh chứng cho sự ảnh hưởng từ công trình xây dựng bên cạnh, ông Tựu lấy một ví dụ trực quan ngay tại nhà mình. Dùng một quả bóng trẻ con thường chơi, ông đặt nó ở góc trong cùng của nhà rồi buông tay. Quả bóng tập tức tự động lăn tuốt ra cửa. “Đấy, cả khu tập thể này nó nghiêng đến như vậy, ấy thế mà chúng tôi đơn thư kiến nghị khắp nơi vẫn chẳng ăn thua gì. Không chỉ đêm mà ngay cả ban ngày, họ vẫn rầm rập xe cộ, xây dựng bất chấp những bức xúc của bà con”, ông Tựu chán nản.

Theo bà Nguyễn Thu Thủy, tổ phó tổ dân phố 16A thuộc cụm dân cư số 2 Thụy Khuê, thì việc cả khu tập thể này bị nghiêng bắt đầu xảy ra từ năm 2010. Nguyên trước đây, sau lưng khu tập thể có 1 lô đất rộng hơn 1.000m2 và đã được một DN triển khai dự án xây dựng cao ốc từ năm 1998. Tuy nhiên sau khi làm xong phần ép cọc móng, dự án này dừng lại và bỏ đó cho đến năm 2010. Bắt đầu từ cuối năm 2010, việc xây dựng được Cty Liên doanh Cao ốc quốc tế Hồ Tây khởi động lại bằng một dự án khác.


Công trình ngổn ngang ngay sát khu dân cư

Để xây dựng, phía Cty Liên doanh Cao ốc quốc tế Hồ Tây đã phá toàn bộ móng cũ của công trình. “Khi đó họ đào rất sâu, phá hầu như toàn bộ hệ thống cọc, móng cũ khiến cả khu đất sát sau lưng khu tập thể như một chiếc hồ lớn. Đó chính là lý do khiến tòa nhà của chúng tôi bắt đầu lún nứt rất nghiêm trọng. Có lẽ sau đó vì người dân phản ứng dữ dội, cộng với việc cả khu tập thể bị nghiêng đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì việc phá móng cũ được dừng lại. Phía chủ đầu tư đã cho xe chở đất lấp lại như cũ nhưng dù sao thì tòa nhà của chúng tôi cũng không thể đứng thẳng lại được như ban đầu nữa”, bà Thủy bức xúc cho biết.

Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Văn Đông, Phó chủ tịch UBND phường Thụy Khuê, cho biết: “Khi chủ đầu tư gửi thông báo thi công đến cho chúng tôi, phường đã yêu cầu chủ đầu tư kiểm tra hiện trạng các căn hộ liền kề trước khi thi công. Nhưng không rõ chậm trễ ở khâu nào mà đến nay họ vẫn chưa chuyển cho các hộ dân những hồ sơ này. Ngoài ra, với những khiếu nại của cư dân khu tập thể 16A Thụy Khuê, chúng tôi đã yêu cầu chủ đầu tư mời đơn vị khảo sát độc lập để đánh giá hiện trạng và những tác động ảnh hưởng tới khu tập thể. Từ đó có kết luận, đánh giá độ lún, nghiêng như thế nào thì mới có cơ sở để bồi thường, khắc phục cho người dân. Trước mắt, UBND phường yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công, gửi báo cáo về quá trình những việc đã làm tại khu đất này trước khi thực hiện dự án. Trong thời gian ngắn, chúng tôi sẽ mời cả đại diện chủ đầu tư và người dân lên để làm rõ về vấn đề này”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm