| Hotline: 0983.970.780

Vinasat -1 trên lộ trình làm chủ bầu trời

Thứ Năm 01/05/2008 , 07:00 (GMT+7)

Chỉ có làm chủ được kỹ thuật, chúng ta mới cùng VINASAT-1 đảm bảo được an ninh thông tin và an toàn dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức và khách hàng sử dụng dịch vụ mới mẻ này

Để có được “mảnh đất tốt” ấy trên không gian, Việt Nam phải mất mấy năm đàm phán, thoả thuận bằng văn bản với 27 quốc gia, trong đó một số nước quan trọng và khó đạt được thoả thuận nhất như Nhật Bản, Tonga, Trung Quốc, Indonexia và Nga - vì đó là các nước đã có vệ tinh trên cùng vị trí hoặc ở vị trí lân cận. Đây rõ ràng còn là vấn đề cạnh tranh mà lợi thế nằm ở người có sở hữu không gian và có thiết bị để sở hữu không gian ấy, một cách chủ động và tốt nhất. 

Ngay từ năm 1980, Việt Nam đã bắt đầu sử dụng thông tin vệ tinh qua hệ thống Inter Sputnik của Liên Xô (cũ). Trạm mặt đất Vista được đưa vào sử dụng năm 1987 đã nối Việt Nam với Austraylia và Hoa Kỳ, mở đầu cho giai đoạn đổi mới, hiện đại hóa của Viễn thông Việt Nam.

Từ năm 1991, Việt Nam bắt đầu phát hình (truyền hình) qua vệ tinh và phải chi trả từ 10 đến 15 triệu USD mỗi năm. Nếu tính tới nhu cầu của các tổ chức và doanh nghiệp trong nước những năm tới, thì số tiền phải chi cho thuê kênh vệ tinh sẽ còn lớn hơn nữa.

Theo khảo sát của chúng tôi trong quá trình xúc tiến bán trước dung lượng vệ tinh VINASAT-1, hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp đã và đang sử dụng dung lượng vệ tinh cho các hoạt động điều hành và sản xuất kinh doanh của mình. Bản thân Tập đoàn Bưu chính- Viễn thông (VNPT) hàng năm cũng sử dụng một dung lượng vệ tinh khá lớn, ngoài ra còn có các đơn vị an ninh, quốc phòng, các Đài phát thanh, truyền hình (như VTV, VTC, HTV, Đài Tiếng nói Việt Nam...), các DN như Hàng không, Dầu khí.... và hầu hết các DN viễn thông đều đã, đang sử dụng dung lượng vệ tinh.

Nếu đảm bảo chi phí thấp hơn, triển khai nhanh chóng và đáp ứng phục ở bất cứ khu vực nào, VINASAT- 1 có thể vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, vừa mở ra cho nước ngoài thuê lại, mà trước mắt là các nước trong khu vực.

Việc phóng thành công VINASAT- 1 và do được truyền hình trực tiếp qua VTV sáng 19/4 đã làm nức lòng cả nước, cho đến nay, những tín hiệu mà nó “gửi” về là rất tốt. Nó cho thấy VNPT đã chọn nhà cung ứng chế tạo vệ tinh Ariane Space và Cty Lockheed Martin từng hợp tác với Ariane Space 40 lần phóng vệ tinh thành công là VNPT đã "chọn mặt gửi vàng".

Nó còn có ý nghĩa khách quan: Hơn 30 năm trước, tên lửa Lốc- Hít (Lockheed) đã gây chết chóc ở Việt Nam thì nay, họ lại hợp tác với Việt Nam trong phát triển. Đây chính là một sự khép lại tốt đẹp và thiết thực rất gần ngày kỷ niệm 30/4. Người Mỹ cần tự nhắc nhở qua sự kiện này để có thể hiểu Việt Nam hơn.

Mặt khác, sự hợp tác này cũng nên coi là mốc mới cho một lộ trình hội nhập của Việt Nam với thế giới. Trước đây, chúng ta thuê Inter Sputnik với giá hữu nghị, nằm trong hệ thống tư duy hữu nghị quốc tế. Giờ đây nó đã lỗi thời, cần thay bởi tư duy hợp tác đôi bên cùng có lợi, bởi tư tưởng “Việt Nam muốn làm bạn với các nước,” lấy lợi ích song phương làm thước đo và động lực cho mối quan hệ đó.

Tất nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chúng ta chỉ cần đi thuê băng tần của các vệ tinh khác, như đã từng thuê. Nhưng còn vấn đề an ninh quốc gia, quốc phòng, còn tính chất độc lập về thông tin của một quốc gia? Cũng còn vấn đề chủ quyền không gian. Sau khi bay vào bầu trời, tên lửa điều chỉnh sẽ đưa VINASAT-1 vào quỹ đạo địa tĩnh, ở vị trí 132 độ E (132độ Đông), cách trái đất 35.768 km.

Có thể nói một cách biết mình biết người rằng, sau biển, không gian vũ trụ là một yếu kém của Việt Nam. Yếu kém thì phải học hỏi. Chúng ta được biết, Lockheed Martin sẽ hỗ trợ VNPT, cử đại diện ở lại Việt Nam trong vòng ít nhất 6 tháng kể từ 19/4/2008. Lockheed Martin cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ VNPT trong suốt thời gian 15 năm vệ tinh này hoạt động để giúp giải quyết mọi trục trặc, thắc mắc hoặc yêu cầu của khách hàng.

Trung tâm chăm sóc khách hàng của Lockheed Martin sẽ hoạt động 24h/ngày, 7 ngày/tuần. Hiện tại, chúng ta đang trong lộ trình 6 tháng về cơ bản đội ngũ chuyên gia của Việt Nam sẽ điều hành khai thác VINASAT- 1. Chúng ta đã cử 100 người đủ năng lực nhận chuyển giao của bên B. Mong rằng họ sẽ không phụ lòng tin cậy của Nhà nước, rằng họ sẽ xứng đáng với niềm tự hào dân tộc trong một tương lai gần. Chỉ có làm chủ được kỹ thuật, chúng ta mới cùng VINASAT-1 đảm bảo được an ninh thông tin và an toàn dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức và khách hàng sử dụng dịch vụ mới mẻ này.

Một quan chức của VNPT cho biết: “Công việc tiếp theo ngay sau đây sẽ gồm 2 phần chính: quản lý và khai thác, kinh doanh vệ tinh thông qua Trung tâm Thông tin Vệ tinh Vinasat đã được thành lập và sẵn sàng bước vào hoạt động. Chúng tôi cũng đã có phương án kinh doanh phù hợp để khai thác VINASAT-1 hiệu quả, có giá cước cạnh tranh đối với cả các khách hàng trong và ngoài nước, để sớm đưa VINASAT-1 vào phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc của người dân Việt Nam, với chất lượng cao và ổn định".

Cũng theo lời quan chức này, sẽ có 2 loại dịch vụ cơ bản được cung cấp phục vụ khách hàng là cho thuê băng tần vệ tinh (cung cấp đến trọn bộ phát đáp trên băng tần vệ tinh, hoặc thuê lẻ dung lượng) và các dịch vụ trọn gói như: kênh thuê riêng; phát hình lưu động; đào tạo từ xa; truyền hình DTH; truyền hình hội nghị; truyền dữ liệu ngân hàng; đường truyền ISP; kênh thuê riêng cho di động; điện thoại vùng sâu vùng xa...

Như vậy, cùng với thiết bị và năng lực làm chủ bầu trời, chúng ta cần tăng tốc trên lộ trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho tương thích với VINASAT- 1. Chỉ có cơ sở hạ tầng tương thích, chúng ta mới khai thác tối đa lợi nhuận từ số vốn lớn đã bỏ ra và nó mới không trở thành phù phiếm như đường cao tốc không có xe chạy, như nhà một nông dân sắm TV mà không có điện lưới đi qua.

Vâng, VINASAT- 1 là niềm tự hào, là cơ hội cho những ai coi trọng và biết khai thác thông tin, nó xứng đáng là biểu trưng đẹp cho Lễ kỷ niệm 33 năm ngày Giải phóng miền Nam 30/4. Nhưng, mặt khác, nó cũng là một đòi hỏi không khoan nhượng đối với thói tự mãn và tư duy thời vụ của chúng ta.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

VINASAT- 1 thể hiện chủ quyền Việt Nam trong không gian

Tại Hà Nội, chứng kiến giây phút phóng vệ tinh viễn thông VINASAT- 1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của VN vào không gian vũ trụ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, đây là một sự kiện quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước. Dự án phóng vệ tinh VINASAT có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội to lớn, thể hiện chủ quyền quốc gia VN trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của VN trên trường quốc tế. Khi đưa vào sử dụng, VINASAT- 1 sẽ giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, truyền thông của VN, nâng cao năng lực và độ an toàn cho mạng truyền dẫn viễn thông quốc gia với vai trò hỗ trợ và dự phòng cho các mạng truyền dẫn mặt đất và trên biển.

Người đứng đầu Chính phủ tin tưởng, sau khi vệ tinh được phóng thành công và đi vào hoạt động ổn định trên quỹ đạo, VINASAT- 1 sẽ được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) quản lý và khai thác có hiệu quả, nhằm tăng cường cung cấp các dịch vụ hiện đại và tiện ích cao cho xã hội, đặc biệt là các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và biển đảo, đóng góp thiết thực vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong trước mắt cũng như về lâu dài. NT

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm