| Hotline: 0983.970.780

Đề nghị tái xuất trên 45 000 tấn hàng nhiễm dịch thực vật

Thứ Tư 02/03/2011 , 10:28 (GMT+7)

Trong hai tháng đầu năm 2011, Việt Nam tiếp tục phát hiện nhiều container hàng lương thực, hạt giống, ngũ cốc nhập khẩu từ Ấn Độ bị nhiễm mọt Trogoderma granarium (TG).

Loài mọt cứng đốt có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đây là loài côn trùng phá hoại cực kỳ nguy hiểm, chúng có thể phá hoại trên 100 mặt hàng gồm lương thực, hạt giống, ngũ cốc… Mọt TG có sức chịu độ nóng từ 45-50 độ C, chịu lạnh từ -16 đến -18 độ C, có khả năng chịu độ ẩm đến 2%, và trong môi trường không có thức ăn vẫn duy trì sự sống từ 4-5 năm.

Với sức sống bền bỉ như vậy, mọt TG được đưa vào trong danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Vào năm 2010, Việt Nam đã xử lí 16 lô hàng nguồn gốc từ Ấn Độ bị nhiễm loại mọt này với khối lượng 27.691 tấn. Bước sang năm 2011 lại phát hiện thêm 299 contenor bị nhiễm TG với trọng lượng 5.744 tấn. Đối với số hàng hóa nói trên, Cục Bảo vệ Thực vật đã áp dụng biện pháp tái khử trùng và cho nhập vào Việt Nam đồng thời cũng gửi 5 thông báo không tuân thủ theo quy định của Công ước Quốc Tế về bảo vệ thực vật và Tiêu chuẩn quốc tế số 13 về Kiểm dịch thực vật cho cơ quan Bảo vệ thực vật Ấn Độ và Đại sứ quán Ấn Độ trong đó có cảnh báo việc Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng nếu tiếp tục phát hiện mọt TG.

Tuy nhiên, đến giữa tháng1/2011, một số lượng hàng xấp xỉ 46 ngàn tấn gồm hạt ngô và khô đậu tương được nhập khẩu từ Ấn Độ trên hai con tầu mang tên Calisto và VTC planet lại bị cơ quan Kiểm dịch VN phát hiện nhiễm mọt TG. Cục Bảo vệ TV đã đưa đoàn cán bộ Ấn Độ đi kiểm tra thực tế hàng hóa trên tàu Calisto, kết quả phía Ấn Độ công nhận hàng bị nhiễm mọt TG. Do khối lượng hàng hóa nhiễm mọt TG quá lớn (trên 45 nghìn tấn), , trong khi đó năng lực của các công ty khử trùng của Việt Nam hạn chế, đặc biệt là việc xử lý tàu trọng tải lớn… nên không thể đảm bảo an toàn. Ngày 25/2, Bộ NN-PTNT đã buộc phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án tái xuất lô hàng nhiễm dịch nói trên. Giải pháp tái xuất phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế được nhiều nước trên thế giới đã áp dụng.

Trước đó, ngày 22/02, Bộ NN-PTNT cũng đã họp với đại diện các Bộ, ngành liên quan, gồm: Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Công thương, Văn phòng SPS Việt Nam để thảo luận về giải pháp đối với lô hàng trên. Tại cuộc họp, ý kiến của tất cả các đại diện đều cho rằng biện pháp tái khử trùng không chắc chắn, nhiều rủi ro, vì vậy tái xuất là an toàn nhất vì lợi ích của đất nước, đặc biệt nước ta là nước xuất khẩu nông sản.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh

Hội Soóng cọ là ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ (tỉnh Quảng Ninh), thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia hưởng ứng.