| Hotline: 0983.970.780

Dân trồng cây, đợi đền bù

Thứ Hai 22/08/2011 , 09:18 (GMT+7)

Hiện nay có rất nhiều người dân các xã Ea Nuôi, Tân Hòa… đang đua nhau đem các loại cây lên đỉnh thuộc Tiểu khu 527 và 533 (xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn) trồng đợi nhà nước đền bù.

Có rất nhiều người dân đổ xô vào trồng keo, bạch đàn chờ đền bù

Hiện nay có rất nhiều người dân các xã Ea Nuôi, Tân Hòa…(huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk) đang đua nhau đem các loại cây lên đỉnh thuộc Tiểu khu 527 và 533 (xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn) trồng đợi nhà nước đền bù. 

Tiểu khu 527 và 533 thuộc xã Tân Hòa đã được UBND huyện Buôn Đôn đồng ý cho Cty TNHH Xuất nhập khẩu Bình Dương khảo sát để chuẩn bị triển khai dự án trồng cây cao su.

Trên con đường khó đi vào tiểu khu 527, 533 lầy lội, đầy rẫy ổ voi ổ gà, chúng tôi ngạc nhiên trước cảnh, những chiếc xe máy cày nối đuôi nhau chở các loại cây từ ngắn ngày như sả, ớt, mì… đến dài ngày cam, keo, bạch đàn, mít, chuối vào trồng tại đây. Ông Lê Văn Hải, người thường xuyên chở xe cày thuê cho các hộ dân tại đây cho biết, những ngày này, anh liên tục được người dân kêu thuê chở cây vào trồng.

Trong vai người đi mua đất, chúng tôi được người dân ra giá, 1 ha đất đã trồng cây hoa màu từ 70 đến 100 triệu/ha (giấy tờ viết tay). Anh Chung, ở xã Ea Nuôi (quê Hà Tĩnh) cho biết: “Gia đình tôi có 3 ha đất rừng mua lại của đồng bào địa phương từ năm 2007, giá 13 triệu đồng/ha. Nay trồng keo, bạch đàn, có người trả trên 70 triệu đồng/ha, tôi không bán, phải được trên 90 triệu mới bán”.

Anh cho biết thêm: “Theo bảng giá đền bù năm 2011 thì mỗi cây keo, bạch đàn từ 2 đến 4 năm tuổi, giá được đền bù từ 40 đến 90 ngàn đồng. Một ha 1.800 cây thì đã có hơn trăm triệu”. Khi hỏi về việc làm giấy tờ thế nào thì anh Chung nói: “Chỉ cần viết giấy tay giữa hai bên là được rồi”. Đơn giản vậy mà có lãi cao!

Tìm hiểu thêm về vấn đề này, ông Sầm Văn Chiến, Phó Chủ tịch xã Ea Nuôi cho biết: 779 ha đất thuộc 2 Tiểu khu 527, 533 do địa phương quản lý đã được UBND huyện Buôn Đôn cùng Cty TNHH Xuất nhập khẩu Bình Dương khảo sát. Tất cả đã được chụp ảnh, quay băng hình hiện trạng. Ai tự trồng mới thì phải tự chịu thiệt thôi. Chẳng hiểu những người dân đang “cải tạo” đất quy hoạch kia có biết họ đang tự “chuốc nợ vào mình” hay không mà vẫn mua cây về lấp chỗ trống trên đất dự án.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm