| Hotline: 0983.970.780

Ai đứng sau khiếu kiện tập thể ở Công ty Cà phê Đăk Đoa

Thứ Hai 10/10/2011 , 15:26 (GMT+7)

Trong nhiều ngày liền, hàng chục công nhân ở Công ty Cà phê Đăk Đoa (thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam) đã kéo về trụ sở Công ty (đứng chân ở xã Đăk Rong, huyện Đăk Đoa, Gia Lai) để khiếu kiện tập thể. Nội dung chủ yếu tập trung vào phương thức khoán mới của Công ty. PV. NNVN đã tìm hiểu vấn đề này.

ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY

Công ty Cà phê Đăk Đoa, nguyên trước đây là Nông trường Chè Đăk Đoa. Năm 1999, UBND tỉnh Gia Lai đã bàn giao Nông trường này về Tổng Công ty cà phê Việt Nam. Do cây chè bị sâu bệnh, không phát huy hiệu quả và không đảm bảo đời sống người lao động, lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã đồng ý cho Nông trường thay thế cây chè bằng cây cà phê, từ đây đổi tên đơn vị thành Công ty Cà phê- chè Đăk Đoa. Bằng nguồn vốn tự có của Công ty và vốn vay Ngân hàng, ngay trong năm 1999 đến 2009, Công ty đã tiến hành trồng mới cà phê và cao su trên những vùng đất thích hợp. Đến nay, tổng diện tích vườn cây của Công ty là 477,57 ha, trong đó có 336,47 ha cà phê (320,73 ha đang kinh doanh), 141,1 ha cao su. Tổng số lao động của Công ty đến thời điểm này là 450 người.

Quá trình chuyển đổi cây trồng như trên, cho thấy sự sáng suốt của lãnh đạo tỉnh Gia Lai và sự cố gắng của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, cũng như Công ty cà phê Đăk Đoa bởi hiện tại, vườn cây của Công ty phát triển rất tốt. Hiện vườn cây của Công ty đang ở thời kỳ kinh doanh năm thứ 8, thứ 9, cho năng suất cao và ổn định, đảm bảo việc làm và đời sống của người lao động. Năng suất bình quân trong 5 năm qua (2006- 2010) đạt 14.254 kg/ha. Với mức khoán 11.300 kg/ha thì người lao động- ngoài việc được nhận tiền lương hàng tháng, còn vượt khoán bình quân gần 3.000 kg/ha. Chỉ trong 2 năm 2009- 2010, tổng số tiền vượt khoán mà người lao động nhận về là 9 tỷ 611 triệu đồng. Riêng năm 2010, bình quân thu nhập của người lao động (lương và vượt khoán) khoảng 40 triệu đồng/người, cá biệt có người vượt khoán trên 100 triệu đồng.

KHOÁN MỚI VÀ ĐÒI HỎI VÔ LÝ CỦA MỘT NHÓM NGƯỜI

Từ năm 2006 đến 2010, Công ty thực hiện phương án khoán sản phẩm đến người lao động theo hình thức khoán chăm sóc: Công ty đầu tư 100% chi phí, người lao động thực hiện chăm sóc vườn cây theo quy trình kỹ thuật, được nhận lương hàng tháng. Đến vụ thu hoạch, người lao động có nghĩa vụ nộp mức khoán bình quân 11.300 kg cà phê quả tươi/ha cho Công ty, số sản phẩm vượt khoán thuộc về người lao động, sản phẩm vượt khoán được thanh toán theo giá thu mua của thị trường, tương ứng theo từng thời điểm chốt giá.

Thực hiện Nghị định 135-2005/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn, xây dựng phương án khoán giai đoạn 2011- 2015, thực hiện thống nhất trong toàn Tổng Công ty. Theo đó, Công ty Cà phê Đăk Đoa đã xây dựng phương án khoán, trình Hội đồng giao khoán của Tổng Công ty thẩm định. Nội dung phương án khoán giai đoạn 2011- 2015 của Công ty Cà phê Đăk Đoa cũng dựa trên cơ sở năng suất, sản lượng của phương án khoán cũ. Chỉ khác là thực hiện chủ trương của Tổng Công ty: Khoán phải có quản và người lao động cùng tham gia đầu tư để tăng cường trách nhiệm và gắn kết lâu dài với vườn cây. Cụ thể, người lao động đầu tư bằng công lao động và dụng cụ lao động và được phân phối lại sản phẩm theo phương án khoán.

Theo phương án khoán mới của Công ty thì, người lao động đầu tư công lao động và dụng cụ lao động, được phân chia sản phẩm 4.014 kg cà phê quả tươi/ha; Công ty đầu tư toàn bộ chi phí và thu về 7.286 kg quả tươi/ha (năng suất bình quân 11.300 kg quả tươi/ha). Như vậy, so với phương án cũ thì khoán mới này có lợi hơn cho người lao động, cụ thể: Với khoán cũ, người lao động phải nộp cho Công ty 11.300 kg quả tươi/ha và được nhận tiền lương là 17.874.368 đồng/người/năm; còn khoán mới (giai đoạn 2011- 2015) thì người lao động được nhận 4.014 kg quả tươi/ha tương đương với 40 triệu đồng.

Về phương án khoán mới, Công ty đã họp và triển khai đầy đủ 5 bước đến từng người lao động. Đại đa số công nhân vui vẻ tiếp nhận phương án khoán mới, tuy nhiên một bộ phận nhỏ cho rằng, với phương án khoán mới này chưa thực sự có lợi cho người lao động, do đó đã nảy sinh việc khiếu kiện tập thể kéo dài trong các ngày 15, 26, 27 và 28- 9- 2011. Nội dung mà nhóm người này đồi hỏi, tập trung vào những vấn đề như: Đòi hỏi khoán cứng bởi phương án khoán mới không có lợi cho người lao động; các khoản chi phí sản xuất tính còn cao và chưa hợp lý; một số tồn tại cũ của vườn cà phê chè; một số tài sản cố định gần hết thời gian sử dụng vẫn đưa vào khấu hao; công nhân chưa được tham gia bàn bạc vào phương án khoán; vườn cây đang phát triển bình thường nhưng Công ty lại phát thuốc trừ sâu bệnh; cơ sở để lấy 116 triệu đồng/ha để tính khấu hao; về khoản nợ 18,5 tỷ đồng từ Công ty Cà phê Ia Sao chuyển sang Công ty Cà phê Đăk Đoa…

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Greenfeed Việt Nam công bố kết quả tăng trưởng lợi nhuận bền vững

Greenfeed Việt Nam với những chỉ số tài chính vừa công bố, cho thấy thương hiệu này vẫn duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả trên thị trường nông sản.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn và tăng cường tình đoàn kết.