| Hotline: 0983.970.780

Golf - Trò chơi tốn kém

Thứ Năm 27/10/2011 , 09:51 (GMT+7)

Những ngày qua, dư luận bàn tán nhiều về việc Bộ trưởng Bộ Giao thông- Vận tải Đinh La Thăng ra văn bản cấm cán bộ lãnh đạo của ngành này chơi golf (gôn). Tự thân trò chơi này không phải là tệ nạn, vậy nguyên cớ gì Bộ trưởng Đinh La Thăng lại cấm thuộc cấp?

Những ngày qua, dư luận bàn tán nhiều về việc Bộ trưởng Bộ Giao thông- Vận tải Đinh La Thăng ra văn bản cấm cán bộ lãnh đạo của ngành này chơi golf (gôn). Tự thân trò chơi này không phải là tệ nạn, vậy nguyên cớ gì Bộ trưởng Đinh La Thăng lại cấm thuộc cấp?

NNVN từng có loạt bài phản ánh việc lấy đất nông nghiệp tràn lan để làm sân chơi cho môn thể thao quý tộc này. Và nay trở lại các sân gôn, những lát cắt mà chúng tôi ghi nhận được phần nào trả lời cho câu hỏi đó.

Thế giới biệt lập

Nằm ở trung tâm thôn Thọ Đa (xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội) nhưng sân gôn Vân Trì giống như một thế giới biệt lập với cuộc sống người dân ở xung quanh bằng bức tường rào xây bằng gạch và thép gai. Trong thế giới đó, tiền bạc và thời gian dường như không phải là vấn đề cần quan tâm, suy nghĩ. 

Tiêu tiền không cần nghĩ

Sân gôn Vân Trì có chủ đầu tư là Cty Noble Việt Nam. Mới chỉ nghe tên chủ đầu tư thôi cũng đủ biết đây là nơi chỉ dành riêng cho tầng lớp đại gia hàng đầu rồi (Noble nghĩa là quý tộc). 620 hộ dân thôn Thọ Đa nằm bao bọc lấy sân gôn Vân Trì, nhưng phía bên trong những hàng rào thép gai và gạch mà chủ đầu tư dựng lên là một thế giới hoàn toàn biệt lập chẳng mấy ai được đặt chân tới.

Ông trưởng thôn Lê Huy Hội chép miệng: Thọ Đa hiến 125 ha đất cho sân gôn nhưng cả thôn chỉ có mấy người làm nghề caddie (nhặt bóng, đẩy xe) là biết về sân gôn. Những người này biết bởi vì họ có cơ hội gần gũi, hầu hạ các đại gia chơi gôn, số còn lại đều mù tịt mà than rằng xây dựng sân gôn chỉ sướng kẻ giàu còn người dân chẳng lợi lộc gì.  

Trưởng thôn Lê Huy Hội: Sau khi hiến đất, chúng tôi ngắm sân gôn Vân Trì qua tường rào và dây kẽm gai

Tôi bắt đầu hành trình tìm hiểu về “thế giới gôn” bằng việc tìm gặp những cô gái của thôn Thọ Đa làm nghề caddie ở sân gôn Vân Trì, những người mà ông Hội cho là “sát sườn” nhất với tầng lớp quý tộc đi chơi gôn.

Một cô tên H (xin được giấu tên), làm caddie chính của sân gôn Vân Trì được gần 5 năm qua, khẳng định: Phía bên trong sân gôn là thế giới của những đại gia, của những người tiêu tiền không cần tính toán, họ đến rồi đi bằng ô tô xịn, sân gôn được bao bọc hàng rào thép gai nên chỉ có đội ngũ làm nghề caddie như bọn em mới có cơ hội được tiếp xúc chứ người dân bình thường chẳng mấy ai biết đâu”.

“Họ” là ai? H không thể biết hết, chỉ biết rằng họ rất giàu và trong đó có rất nhiều "sếp". Ngoài khoản tiền đầu tư để trở thành thành viên của sân gôn mà H không được biết thì tiền bo cho nhân viên, tiền độ, tiền “ăn nhẹ” mỗi ngày ít nhất cũng đã vài triệu đồng. Sự giàu có của họ thể hiện rõ nhất mà H thấy qua những lần họ vung tay bo tiền típ, biến cái nghề caddie tưởng như bèo bọt trở thành nghề hốt bạc.

H tính, chỉ riêng típ, nếu khách cho đều đặn thì bình quân mỗi tháng các caddie đút túi 12 triệu đồng là chuyện thường. Mỗi ngày các cô phải đi hết 2 tua 18 lỗ gôn. Mỗi tua thông thường khách bo ít nhất 200 ngàn đồng theo quy định của chủ đầu tư sân gôn. Nhưng đó cũng mới chỉ là "giá sàn", mức tính chung cho các caddie, còn ở nơi “tiền không phải là vấn đề” này thì 200 ngàn đôi lúc trở nên quá bèo bọt.

Mấy bận H theo các đại gia tổ chức chơi độ lớn, dịp như thế được xem là cơ hội kiếm tiền với nghề caddie. Thật may mắn cho các caddie theo hầu ông chủ thắng cuộc, bởi số tiền bo khi họ thắng chưa biết chừng lên đến tiền triệu chứ chẳng chơi. Khi thì bằng vật chất, khi thì bằng tiền nhưng hầu hết những đại gia tham gia chơi gôn với nhau ở Vân Trì đều có độ. Họ độ bao nhiêu chẳng mấy khi caddie được biết nhưng khi thắng sẵn sàng cho những người làm nghề như H tiền típ lên đến hàng triệu.

Và thông tin này được đích thân ông Hội xác nhận vì vào năm ngoái có một caddie ở Nam Hồng còn được một đại gia cho nguyên chiếc xe máy mấy chục triệu mà ông này thắng trong một vụ độ lớn giữa các đại gia với nhau. Còn với riêng caddie H, chưa trúng được vụ nào lớn như thế nhưng tích gió thành bão, chỉ cần dăm bảy lần theo hầu làm cho các đại gia “cao hứng” cũng đủ cho cô mua được chiếc xe máy tay ga đi làm.

“Làm cái nghề theo hầu người có tiền nên thu nhập chủ yếu dựa vào tâm trạng của họ, vui thì họ cho nhiều, không vui họ cho ít. Mà muốn họ vui thì quả đánh nào cũng phải khen cho dù là đánh dở. Nhưng được cái các sếp Việt cho tiền típ thẳng tay lắm. Nếu thắng độ họ cho hẳn tiền triệu chẳng cần suy nghĩ. Chứ không như người Nhật hay Hàn Quốc, họ chỉ cho theo quy định của sân gôn thôi” - H nói.

Tốn tiền, đốt thời gian

Chứng kiến cảnh các đại gia chơi gôn bo tiền tip, ăn nhậu sau những lần tỷ thí trên sân gôn các caddie cũng đúc kết: 70-80% “gôn thủ” đến sân gôn chẳng phải vì họ mê môn thể thao này mà vì họ phải “đi hầu” phục vụ các mối quan hệ. Mà đi theo diện này thì “tiền tiêu không được tính toán”. H kể rằng, có một lần, một trong số những người “theo hầu” từng phàn nàn với cô: "Nắng nôi thế này, muốn quan hệ nên mới phải vác gậy theo hầu chứ chẳng sung sướng gì. Đến sân gôn chỉ có duy nhất mỗi nhiệm vụ là trả tiền thôi". 

 

Nếu "ông chủ" vui, các caddie sẽ được bo hậu hĩnh

Vậy thời gian tiêu tốn trên sân gôn thế nào? Các caddie làm phép tính: Sân gôn Vân Trì có 18 lỗ. Để đi hết mộ tua dài chừng 7 km, thời gian trung bình được tính tầm 4 tiếng 25 phút. Đấy là người đánh giỏi, còn những ông chủ của H hầu hết đều mất hơn 5 tiếng. Thành ra có nhiều hôm đi 2 tua trong một ngày thì đến tối mịt mới xong. Điều H thấy lạ là vào những ngày thường đi làm vẫn có rất nhiều “ông quan” đến chơi đều đặn từ sáng đến tối như thế. 

Ngoài chuyện “ăn theo” từ những cuộc độ tiền, rồi giải thi đấu mà giải thưởng chỉ mang tính chất tượng trưng thì các caddie thường xuyên được hưởng lộc nếu chủ của mình thắng cuộc. Sân gôn Vân Trì có 60 caddie trong biên chế, nếu chỉ tính đều đặn theo mức giá sàn thì mỗi tháng riêng đội ngũ này đã thu về khoảng 600-700 triệu tiền bo.

"Trong sân gôn tốn đã nhiều, ngoài sân gôn còn nhiều hơn nữa”, H nói. Và để chứng minh cho lời nói của mình, các caddie chỉ cho chúng tôi một “địa chỉ đỏ” của các đại gia sau những lần tỷ thí ở sân gôn. Khu du lịch sinh thái Cọ Xanh nằm cách sân gôn Vân Trì chỉ một bức tường rào. Ngoài địa điểm thuận lợi nằm cạnh sân gôn, Cọ Xanh biết cách thu hút các đại gia bằng những món ăn trên rừng dưới biển, những món ăn lạ lẫm với mọi người mà món nào cũng tính bằng tiền triệu.

Minh, tay quản lý khoe rằng ở đây chủ yếu phục vụ khách chơi gôn. Hắn đưa cho tôi bảng thực đơn của ngon vật lạ. Rượu thì đông tây kim cổ, bao nhiêu năm, loại gì trên thị trường có thì đây có. Sản vật chim trời, cá nước đến thú rừng… tất tần tật đều được khu sinh thái này hợp đồng với đội quân săn bắt để phục vụ các đại gia. Những loại đặc sản vẫn thường cung phụng cho các “gôn thủ” như sít, sâm cầm, le le… Một con sâm cầm có giá 1 triệu, một con chim sít có giá 1,5 triệu, một con le le có giá 2,5 triệu…

Nếu tính theo một mâm 6 người thì chỉ riêng tiền chim đã mất tầm 15 triệu. Tôi đặt Minh một bữa ăn “hậu chơi gôn” vào cuối tuần, hắn nhẩm tính: 5 người, chưa tiền rượu, chỉ riêng tiền chim và ăn uống hết khoảng 20 triệu đồng.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm