| Hotline: 0983.970.780

Đơn kiện Sonadezi bị "ém"

Thứ Sáu 23/03/2012 , 15:04 (GMT+7)

Đã hơn nửa năm người dân gửi đơn kiện Cty CP Sonadezi Long Thành gây ô nhiễm trôi qua, bất ngờ người dân phát hiện hàng loạt lá đơn của họ đã bị “ém” ngay tại nơi tiếp nhận đơn!

Đã hơn nửa năm người dân gửi đơn kiện Cty CP Sonadezi Long Thành gây ô nhiễm trôi qua, bất ngờ người dân phát hiện hàng loạt lá đơn của họ đã bị “ém” ngay tại nơi tiếp nhận đơn!

>> Vụ xả thải của Sonadezi Long Thành: Thoát án hình sự
>> Vụ Sonadezi Long Thành xả thải: Dân yêu cầu bồi thường trên 7 tỷ
>> Vụ Sonadezi Long Thành xả thải: Hàng trăm nông dân yêu cầu bồi thường
>> Sonadezi Long Thành xả thải: C49 đang khẩn trương xử lý
>> Sonadezi bội ước, nhà đầu tư điêu đứng (!)

Được sự hướng dẫn của một người dân địa phương, từ QL 51 chúng tôi rẽ phải đi chừng 7 km đường đất đỏ để vào đến khu vực cánh đồng Gò Cát, đoạn cuối của rạch Bà Chèo thuộc ấp Long Khánh (Tam Phước, TP. Biên Hòa, Đồng Nai), nơi có 21 hộ dân làm vườn, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề do Cty Sonadezi xả thải gây ra trước đây.

Lão nông Nguyễn Văn Đồng (70 tuổi) trông người lom khom kham khổ, dẫn chúng tôi đi khắp khu vườn tạp rộng gần 13.000 m2 trồng sầu riêng, chôm chôm, trong đó có nhiều loại cây đã chết khô, than vãn: “Sau vụ ô nhiễm, tui phá hết cây sầu riêng, chỉ còn giữ lại một ít cây chôm chôm nhưng thu hoạch cứ bị hụt từng ngày không biết do đâu, tui gửi đơn kiện nay đã nửa năm rồi, yêu cầu Cty Sonadezi bồi thường.  

Lão nông Nguyễn Văn Đồng gay gắt vì đơn kiện gửi đi 7 tháng mà không thấy đại diện Sonadezi đến hỏi thăm

Nhưng đến nay chẳng thấy họ xuống đây hỏi thăm gì cả?”. Còn bà Nguyễn Thị Hương (57 tuổi), thất vọng nói: “Tui trồng 3 ha vườn từ năm 2000 gồm 160 cây sầu riêng, 30 cây măng cụt, 60 cây xoài, 150 cây chôm chôm bị thiệt hại gần như 100% do nước thải của Cty Sonadezi gây ra. Tui đã làm đơn kiện từ ngày 25/9/2011 yêu cầu bồi thường nhưng không hiểu vì sao đơn của tui bây giờ nghe bên Hội nông dân xã thông báo lại là chưa chuyển đi, hiện vẫn còn nằm tại UBND xã. Vậy là sao?”. Tương tự, ông Hồ Kim Thu trồng 1,5 ha vườn cây ăn trái và có 2.000 m2 ao cá, đìa tôm cũng bị thiệt hại 90% và viết đơn yêu cầu Sonadezi bồi thường từ ngày 9/9/2011, nhưng đơn đã không được gửi đi mà còn nằm “ngâm” tại UBND xã từ đó đến nay.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa - Phó chủ tịch Hội nông dân xã giải thích, sau khi xảy ra vụ Sonadezi xả nước thải gây ô nhiễm, UBND xã giao trách nhiệm cho Hội làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp các đơn kiện của các hộ nông dân, sau đó giao lại cho văn phòng Hội đồng nhân dân xã chuyển đi cũng như chịu trách nhiệm báo cáo kết quả lại cho UBND xã. Từ tháng 9/2011, chính thức có 21 đơn kiện Công ty CP Sonadezi Long Thành yêu cầu bồi thường thiệt hại với tổng số tiền gần 2,7 tỷ đồng. Hội nông dân xã cũng đã chuyển đủ số đơn này cho Hội đồng nhân dân xã chuyển đi. “Tuy nhiên mới đây, khi chúng tôi hỏi lại thì anh Đinh Văn Hùng, chuyên viên Hội đồng nhân dân xã bảo chuyển đi có 11 đơn kiện, còn lại 3 đơn thất lạc và 7 đơn khác không chịu gửi với lý do người dân gửi trễ quá. Sau đó, họ trả lại cho tôi 7 đơn chính thức. Bây giờ tui không biết phải ăn nói như thế nào với mấy người dân bị trả đơn lại đây?” - ông Nghĩa bức xúc.

Điều đáng nói, không phải Hội đồng nhân dân là nơi chuyển đơn kiện cuối cùng của nông dân lên Sonadezi như ông Nghĩa giải thích mà người trực tiếp mang đơn kiện đi gửi chính là cán bộ địa chính Ngô Trọng Văn. “Đến nay ông Văn có gửi không, gửi bao nhiêu đơn và gửi đi đâu thì không ai biết được?” - ông Phó chủ tịch Hội nông dân xã phân trần.

Hóa ra, đơn kiện của nông dân thay vì gửi trực tiếp cho “ông” Sonadezi như đối với trường hợp của Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải, thì ở đây người ta lại có cách chuyển lòng vòng để rồi cuối cùng có đến 50% đơn bị ém lại, còn tại sao chỉ có trời mới biết. Thế nên, mới có chuyện trong cuộc họp giao ban của Hội nông dân TP. Biên Hòa mới đây, khi nghe một cán bộ Hội nông dân địa phương báo cáo lại tình hình người dân khiếu kiện thắc mắc công ty CP Sonadezi đã lâu mà không đi kiểm tra, xác minh diện tích thiệt hại để đền bù cho dân, tức thì ông Phó chủ tịch Hội nông dân Đặng Bá Chức không ngại mà nói thẳng: “Đây là công ty của ta!”. Quả lạ! Đối với nông dân khiếu kiện thì Sonadezi đang là bị đơn, trong khi Hội nông dân đứng ra bảo vệ quyền lợi của nông dân mà lại bảo Sonadezi là của “ta” thì đố ai mà dám đụng vào!

Chúng tôi tiếp tục đến khu vực rạch Bà Chèo, xã Tam An, huyện Long Thành, nơi có hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng và cũng đang kiện Sonadezi từ hơn nửa năm nay. Cũng với thái độ bức xúc, ông Kiều Hoàng Anh (trưởng ấp 2) nói: “Vì quá bức xúc nên mới đây nhiều người dân trong ấp còn đòi lấp luôn cả cống của Sonadezi, là nơi từng bị phát hiện xả nước thải bẩn ra môi trường do họ quá chây ì không chịu bồi thường”.

Xin được nhắc lại, tại cuộc họp ngày 9/3 vừa qua, sau khi nghe Viện Môi trường - Tài nguyên báo cáo về kết quả xác định thiệt hại tại rạch Bà Chèo và tái khẳng định kịch bản xả thải tại thời điểm Cục Cảnh sát môi trường bắt quả tang đã đủ căn cứ để buộc Sonadezi phải bồi thường thiệt hại cho dân, thì Sonadezi cũng lặng thinh và chấp nhận. Tuy nhiên, giống như những lần trước, gật cứ gật, còn chuyện có thực hiện hay không thì… hãy đợi đấy!

Công ty CP Sonadezi Long Thành nhận xử lý nguồn nước thải tập trung cho khoảng hơn 40 doanh nghiệp (với mức phí 0,32 USD/m3) trong KCN Long Thành. Vào đêm 3/8/2011, trinh sát Cục CSĐT Tội phạm về môi trường - Bộ Công an (C49) đã bắt quả tang công ty này xả nước thải trực tiếp ra môi trường.

Sau đó, C49 có kết luận điều tra ban đầu cho thấy mức độ ô nhiễm trong nước thải xả ra môi trường của Sonadezi Long Thành vượt từ 5 đến 10 lần so với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, với khối lượng từ 5.000 m³ đến gần 10.000 m³/ngày đêm. Đáng chú ý, một số mẫu nước thải qua phân tích đã phát hiện có 2 chất thải nguy hại được xếp loại cực độc, đó là kẽm và kim loại nặng cadmium (Cd).

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tử vong vì bị bạn nhậu đâm nhầm

Trong quá trình xô xát với người ở bàn bên cạnh, người đàn ông 51 tuổi vô tình đâm tử vong bạn nhậu của mình tại phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm