| Hotline: 0983.970.780

Ba giờ truy tìm gạo “lạ”

Thứ Tư 04/04/2012 , 10:33 (GMT+7)

Phóng viên NNVN đã trực tiếp xuống phố Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai để tìm hiểu nguồn cơn thông tin gạo "giả" xuất hiện tại Hà Nội mà một số báo mạng thông tin.

* Bộ NN-PTNT khẳng định: Chưa từng có gạo nylon, gạo cao su…

Hôm qua, phóng viên NNVN đã trực tiếp xuống phố Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai để tìm hiểu nguồn cơn thông tin gạo "giả" xuất hiện tại Hà Nội mà một số báo mạng thông tin.

>> Kiểm tra đại lý bị nghi bán gạo giả
>> Gạo nghi giả xuất hiện ở Hà Nội

Phóng viên đã lần theo số điện thoại 0986 23XXXX của người có tên Mạnh - người phản ánh đã nấu phải một thứ gạo “lạ”, đồng thời “mục sở thị” cả nơi anh này đã mua loại gạo đó. Mặc dù có trong tay địa chỉ khá rõ ràng, số nhà 5, ngách 38, ngõ 88, phố Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thế nhưng phóng viên phải “toát mồ hôi” gần 1 giờ đồng hồ để đi tìm bởi ngõ quá ngoằn nghèo, nhiều ngách nhỏ và sâu hun hút.

Con phố dài như vậy nhưng chỉ có duy nhất 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ chừng chục mét vuông, bán đủ thứ. Song, nổi bật vẫn là 5 thúng gạo cao ngất, được kê chòi cả ra ngoài đường để khách dễ tìm mua. Có lẽ đây cũng chính là địa chỉ mà anh Mạnh đã phản ánh với báo chí mua thứ gạo “lạ” này là "mua tại một cửa hàng nhỏ ở gần nơi đang thuê trọ". 

Cửa hàng bán gạo duy nhất trên con phố Giáp Nhị, quận Hoàng Mai

Thấy tôi băn khoăn đứng nhìn những thúng gạo, chủ cửa hàng trạc tuổi 50 mái tóc hai màu đen - trắng từ trên gác xép tối om, bước ra nói dồn dập mà không cần hỏi: mua gạo gì ở đây đều có hết. Toàn loại gạo tám dài ngon nhất đấy, như tám Thái này giá 19 (19.000 đồng/kg); gạo giống tám kia giá 14 (14.000 đồng/kg), còn đây là gạo tám thường giá chỉ 14,5 (14.500 đồng/kg)…

Thấy tôi chần chừ vì lý do đứa em đang là sinh viên chỉ mua loại rẻ hơn, chủ cửa hàng thay đổi ngay thái độ nói: “Nếu thế thì tìm mua chỗ khác”, rồi ngắt luôn và quay người đi vào trong. “Anh ơi, còn thúng gạo này thì giá bao nhiêu?” - tôi chỉ vào thúng gạo nằm trong cùng gian bán hàng, được che kín bằng túi nylon. “Nó cũng có giá 14 đấy nhưng còn ít lắm nên không bán nữa” - chủ cửa hàng trả lời với ra và kèm theo động tác được làm khá nhanh: mang thúng gạo vào nhà cất kín.

Sau 3 giờ "truy tìm", chiều qua, phóng viên đã có trong tay mẫu gạo đang bị nghi “có vấn đề”. Cầm túi gạo này, phóng viên đến gặp chị Giang, 25 năm làm chủ đại lý gạo nằm trên đường Khâm Thiên, quận Đống Đa. Sau vài phút nhìn ngắm những hạt gạo, chị Giang cho biết, gạo này chỉ tương ứng với loại gạo Khang Dân đang có giá 13.000 đồng/kg. Hiện nay trên thị trường giá gạo đắt nhất là Thái nhập khẩu 29.000 đồng/kg; tiếp sau là Thái loại 2 có giá 27.000 đồng/kg và Thái loại 3 là 23.000 đồng/kg.

Ngoài ra, còn có tám Điện Biên và tám Hải Hậu cùng giá 18.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi được hỏi về thứ gạo nylon, chị Giang khẳng định với phóng viên: hàng chục năm làm nghề buôn gạo, tiếp xúc với hàng chục, thậm chí hàng trăm đại lý lớn khác nhưng chị cũng chưa từng nghe thông tin về gạo giả này. “Mong các cơ quan chức năng sớm làm rõ thông tin về chất lượng gạo để cho người dân yên tâm, đồng thời cũng không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của những thương nhân nhỏ như chúng tôi” - chị Giang gửi gắm.

Chia tay chị Giang, phóng viên tiếp tục đảo qua một số đại lý gạo trên đường Bạch Mai, Hàng Khay, Hoàn Kiếm và cũng đều có chung câu trả lời: Gạo nylon: chưa thấy bao giờ. 

Gạo “lạ” mà phóng viên đã tìm được trong ngày 3/4

+ Ông Nguyễn Ngọc Nhiên, Chánh thanh tra Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, sẽ tổ chức một số đoàn đi kiểm tra để xác minh, làm rõ thông tin về gạo “lạ” này.

+ TS Hà Quang Dũng, GĐ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia: Quan sát mẫu gạo nghi giả (do NNVN gửi nhờ phân tích) thấy không có gì bất thường. Cảm quan đây là gạo thật, tuy nhiên chất lượng thế nào chúng tôi sẽ phân tích và có kết quả ngay thôi.

Trao đổi với NNVN chiều ngày 3/4, ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, cách đây đúng 1 năm cũng có thông tin gạo giả (gạo cao su) trên thị trường.

Tuy nhiên, người dân đừng quá hoang mang trước thông tin này bởi từ trước đến nay, Cục chưa phát hiện có loại gạo nào như thế mặc dù đã yêu cầu Trung tâm các vùng đi điều tra. Theo ông Hào, đó có thể là một loại gạo phải đồ trong thời gian dài (giống như khi đồ xôi hay giống loại mỳ Ý phải đun trong nước sôi 15 phút) thì mới ăn được. Thứ gạo này dành cho những nước có phong tục ăn bốc tay như Ấn Độ...

Trước nghi vấn có thể gạo xấu này liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, ông Hào cho hay, gạo VN đang nhập bán sang Trung Quốc, Campuchia rất nhiều bởi những nước này đang rất thiếu lương thực. Vì vậy, nếu có gạo TQ nhập vào VN cũng chỉ qua con đường tiểu ngạch và rất ít. Ngoài ra, để phân tích thành phần của gạo nhựa (gạo cao su, gạo nylon) không khó, khoảng 2 ngày là biết kết quả ngay. “Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận và kiểm nghiệm mẫu gạo nghi vấn này chỉ trong 2 ngày” - ông Hào nói.

Trên một số tờ báo điện tử ra ngày 3-4 có đăng thông tin, tại Hà Nội đã xuất hiện gạo nghi là nylon. Từ nguồn tin này cho biết, gạo “lạ” có hình dạng dài và to hơn các loại gạo bình thường, gạo có màu trắng đục và bề ngoài bóng bắt mắt. Gạo này không có mùi thơm đặc trưng của cám gạo, rời rạc bất thường. Thay vì mùi thơm của cơm, cả nồi nồng nặc mùi nilon, xen kẽ mùi nhựa tổng hợp khó ngửi và không thể ăn. Trước đó, tháng 2-2011, một số người dân ở TP.HCM cũng đã gửi đến nhiều cơ quan báo chí sản phẩm và hình ảnh về những loại gạo lạ.

Để làm rõ chất lượng gạo “lạ”, chiều cùng ngày, phóng viên đã gửi các mẫu gạo nói trên cho các cơ quan chức năng thuộc Bộ NN-PTNT kiểm tra, phân tích và sẽ có câu trả lời trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm