| Hotline: 0983.970.780

Siết chặt quản lý sau vụ tin đồn trúng gỗ huê hàng trăm tỷ

Thứ Tư 25/04/2012 , 09:07 (GMT+7)

“Sau khi UBND tỉnh Quảng Bình chủ trì cuộc họp triển khai các biện pháp truy tìm, xác minh tin đồn việc lâm tặc vào Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng để khai thác gỗ huê trị giá hàng trăm tỷ đồng. Hiện toàn bộ lực lượng của Vườn đã được tăng cường chốt chặn các vị trí vào rừng.

 

                 “Sau khi UBND tỉnh chủ trì cuộc họp vào chiều 22/4, để triển khai các biện pháp truy tìm, xác minh tin đồn việc lâm tặc vào rừng Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng để khai thác gỗ huê trị giá hàng trăm tỷ đồng. Hiện toàn bộ lực lượng của Vườn đã được tăng cường chốt chặn các vị trí vào rừng; đồng thời cán bộ kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Phong Nha- Kẻ Bàng đã xuyên rừng để vận động người dân ra khỏi rừng”- ông Lưu Minh Thành- Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng trao đổi với NNVN vào chiều 24/4.

Tin đồn cho hay, nhóm lâm tặc này gồm 11 người ở thôn Bầu Sen (xã Phúc Trạch- Bố Trạch-Quảng Bình), đã may mắn tìm thấy 3 cây gỗ huê (địa phương còn gọi cây gỗ sưa), trong đó có một cây huê cổ thụ có đường kính trên 1m, cao hơn 10m.

Một vụ vận chuyển gỗ huê bị cơ quan chức năng Quảng Bình bắt giữ

Khu vực tìm thấy gỗ huê được cho là ở hung Trí, (thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng). Sau khi đốn hạ, nhóm lâm tặc đã xẻ được 110 phác gỗ, rồi cho người về rao bán. Có hai đại gia buôn gỗ ở huyện Bố Trạch và TP Đồng Hới đã “ký kết” mua số hàng nói trên với giá 100 tỉ đồng ngay tại rừng. Tuy nhiên, do thông tin bị lộ nên lực lượng chức năng ở Quảng Bình vào cuộc ráo riết. Vì vậy, số gỗ trị giá trăm tỷ đồng đó vẫn được giấu kín trong rừng.

Ngày 24/4, chúng tôi về thôn Bầu Sen (xã Phúc Trạch-Bố Trạch) để tìm hiểu thêm thực hư xung quanh chuyện này. Thôn Bầu Sen nằm cạnh đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, bây giờ khá im ắng vì hầu như người lớn đều đã vào rừng. Chỉ còn lại người già, phụ nữ và trẻ con ở nhà.

Khi được hỏi về câu chuyện, ông Lê Văn P. kể lại: “11 người, trúng cội huê ở thôn Bầu Sen cũng đã ở trong rừng hết cả rồi. Bây giờ gỗ ở mô cũng không ai biết được. Tôi cũng nghe tin đồn là khi đó nhóm người này ra giá mặc cả là ai có đủ 60 tỷ thì được xem hàng. Có ông ở đây đồng ý mua nhưng đang gom tiền thì có hai người khác đến mua. Có lẽ vì vậy mà thông tin bị lộ ra nên bên Vườn đang tìm kiếm và không cho người vô rừng đó”.

Ở xã Phúc Trạch này, nhiều người đã thành “đại gia” vì đi rừng trúng cội huê. Gần đây nhất, một cây huê có trị gía 30 tỷ đã được tìm thấy. Hoặc trước đó thì kẻ trúng gỗ huê cũng nhiều, cỡ vài trăm triệu đến một hai tỷ cũng chỉ được xét vào vận may “thường thường bậc trung”. Vùng rừng thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng vốn hiểm trở vì nhiều núi đá vôi dựng đứng. Cây gỗ huê nơi đây được dân chuyên đi rừng đánh giá là khá nhiều. Trước đây, người dân khai thác gỗ huê cũng chỉ bán ngang ngửa với giá gỗ lim, gõ...Sau này, gỗ huê vụt giá lên trời thì lực lượng Vườn có cố đến mấy cũng khó ngăn được dân rành rừng ở đây vào tìm lại các cây đã bị đốn hạ trước đây để đào gốc (còn gọi là đe), kiếm cành, ngọn về bán.

Rừng Phong Nha-Kẻ Bàng nơi được cho là trúng gốc huê trăm tỷ

Cũng hai tuần trước đây, ở xã Trường Sơn, người dân xôn xao bởi một cây gỗ huê được tìm thấy và được đưa ra khỏi rừng. Anh H. (người đã vào tận nơi khai thác cây gỗ huê này- xin được giấu tên) kể lại rằng cây gỗ huê bị chết đứng có đường kính gốc khoảng 0,8m, cao gần 8m. Khi đó, người trúng cội phát giá 8 tỷ đồng. Ngay lập tức giá được đẩy lên 12 tỷ, rồi 18 tỷ. Một “liên danh” gồm nhiều đại gia” tại TP Đồng Hới được lập ra để mua số gỗ này. Sau đó, số gỗ này được bán ra khỏi địa bàn với giá 35 tỷ đồng. Trước lúc được đưa sang Trung Quốc, giá được chốt ở mức 78 tỷ đồng.

 Từ trước đến nay ở Quảng Bình, những “thương vụ” mua bán gỗ huê thường được giấu rất kín. Thông tin chỉ lọt ra ngoài khi gỗ đã được đưa ra khỏi địa bàn. Việc rộ tin đồn trúng gỗ huê ở rừng Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng và cơ quan chứ năng ráo riết vào cuộc như bây giờ có lẽ là lần đầu tiên. Nhiều người nhận định số gỗ này có thể đã được đưa sang Lào, sau đó được hợp lý hóa thủ tục và nhập vào Việt Nam để tái xuất sang Trung Quốc.

Ông Phan T., một người mua bán gỗ huê cho biết: “Gỗ huê chỉ bán sang Trung Quốc. Giá cả thì được chia ra nhiều hạng. Thấp nhất là loại cành ngọn nhỏ như củ khoai, củ sắn thì được mua với giá 1-2 triệu đồng/kg. Loại gỗ thành hộp thì có giá từ 10-40 triệu đồng/kg. Nếu được loại ốc vú (mắt xoáy có hình như vú phụ nữ) được mua giá khoảng 70-100 triệu đồng/kg”.                                                          

 Khoảng 2 tháng trước đây, ở khu vực rừng sát biên giới Việt -Lào (thuộc xã Trường Sơn-Quảng Ninh) đã có vụ trúng cây gỗ huê. Sau đó lực lượng kiểm lâm đã truy tìm và thu giữ được gần 60 kg. Theo nhiều người thì cây huê này đã được đầu nậu đưa ra khỏi rừng hơn 120 kg.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm