| Hotline: 0983.970.780

Các con ơi cha đã về, cảm ơn Cảnh sát biển !

Thứ Tư 04/04/2012 , 22:45 (GMT+7)

Sau 11 ngày đêm trôi tự do trên biển, 15h ngày 4/4, 11 ngư dân Quảng Ngãi cùng tàu cá găp nạn đã được tàu Cảnh sát biển 9002 đưa vào bờ an toàn trong niềm vui khôn xiết của gia đình các ngư dân.

Sau 11 ngày đêm trôi tự do trên biển, 15h ngày 4/4, 11 ngư dân Quảng Ngãi cùng tàu cá găp nạn đã được tàu Cảnh sát biển 9002 đưa vào bờ an toàn trong niềm vui khôn xiết của gia đình các ngư dân.

>> Tàu đi năm rưỡi chưa về
>> Bao trai tráng dồn ra biển cả

>> Hai mươi năm chưa tìm thấy xác chồng, con 
>> Nỗ lực tìm kiếm bốn thuyền viên mất tích trên biển
>> Cứu 9 ngư dân gặp nạn trên biển


Tại Quân cảng vùng Cảnh sát biển 2 (Kỳ Hà, Núi Thành, Quảng Nam) niềm vui đã tràn ngập khi các ngư dân vừa lên bờ. Bà Nguyễn Thị Tần (63 tuổi, trú thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi), mẹ của thuyền trưởng tàu cá QNg 90046 TS Phạm Văn Mãng (không phải Phan Văn Mạc như thông tin ban đầu) hai dòng lệ tuôn trào khi gặp được người con trai duy nhất. 


Con gái, mẹ, vợ và em ruột anh Mãng đang ngóng chờ tàu Cảnh sát biển 
đưa các ngư dân trở về 

“Tui cảm ơn các chú Cảnh sát biển lắm, nhờ các chú giúp đỡ mà con tôi được lành lặn trở về, không biết lấy gì trả ơn, thôi thì cho tôi gởi lời cảm ơn đến các chú”, bà Tần nói trong hai dòng nước mắt.


Tàu Cảnh sát biển 9002 đang lai dắt tàu cá vào cảng 

Tại cảng, khi đã biết mình cùng 10 anh em khác chắc chắn đã an toàn, thuyền trưởng Phạm Văn Mãng vẫn chưa hết xúc động.


Gia đình và lực lượng Cảnh sát biển đang đón gia đình các ngư dân trở về an toàn

Anh kể lại, khoảng 8 giờ ngày 26/3, khi đang đánh bắt cách đất liền khoảng trên 600km thì tàu bị hỏng máy, anh em sửa hoài không được mà không khí lạnh kéo đến gây gió to và sóng lớn, tàu trôi dạt tự do trên biển.


Tàu cá cùng các ngư dân cập cảng

Sau đó anh liên lạc qua hệ thống Icom về đài trực canh ở xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) để xin giúp đỡ. Ông Bùi Tấn Đức (59 tuổi) là người nhận tin từ anh Mãng cho biết, khi nghe anh Mãng điện báo, ông liên lạc với 12 tàu cá đang hoạt động trong khu vực nhưng không được, sau đó có tàu cá QNg 90252 của ông Phạm Văn Quang làm thuyền trưởng đến cứu nhưng tàu kéo cũng bị hỏng máy. Ông Đức liền điện báo lên chính quyền địa phương.


Đại diện Cảnh sát biển và thuyền trưởng chúc mừng chuyến trở về an toàn

Anh Mãng cho biết, tàu xuất bến ngày 22/2, khi chuẩn bị quay về đất liền thì gặp nạn, tính ra đã hơn 1 tháng. Khi tàu bị hỏng máy, thực phẩm và nước uống cũng sắp cạn cộng thêm gặp thời tiết xấu nên tàu trôi tự do. Sau đó, chỉ biết nấu cháo ăn đỡ qua ngày nên sức khỏe anh em yếu dần và tinh thần rất hoảng loạn. Cũng may tàu Cảnh sát biển ra ứng cứu kịp thời rồi cung cấp thực phẩm và thuốc men nên anh em mới khỏe trở lại.


Thuyền trưởng Phạm Văn Mãng kể lại những ngày bị nạn trên biển

Ra đón các ngư dân ở về ngoài vợ và mẹ còn có các con nhỏ. Chị Phạm Thị Chanh (30 tuổi) là em ruột của anh Mãng, vợ của thuyên viên Trần Văn Liệu (33 tuổi) cũng đi cùng trên chuyến tàu. Chị Chanh dắt theo 3 đứa con nhỏ ra đón bố của chúng tại cầu cảng; đứa lớn mới vào lớp 1, đứa nhỏ còn bồng trên tay.


Ngư dân Trần Văn Liệu cùng vợ con tại cầu cảng

Trong niềm xúc động khi được gặp lại chồng, chị cho biết: “Tôi cảm ơn các anh Cảnh sát biển đã cứu chồng và những người thân trong gia đình. May mà có các anh chứ không biết 3 đứa con tôi có còn gặp được cha chúng không…”. Nói rồi, chị cùng 3 đứa con nhỏ của mình ôm lấy chồng mừng tủi trong dòng nước mắt.


Vợ và con gái của anh Mãng đón anh trở về

Khi đưa các ngư dân lên bờ an toàn, lãnh đạo Vùng Cảnh sát biển 2 (Cục Cảnh sát biển Việt Nam) đã hoàn tất thủ tục để bàn giao các ngư dân với lãnh đạo địa phương, đồng thời động viên ngư dân yên tâm tiếp tục bám biển, phục vụ cho phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh trên biển.

Phát biểu với bà con ngư dân, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2 - Đại tá Trần Trung Kiên - cho biết: "Bà con cứ yên tâm làm ăn trên vùng biển chủ quyền vì đã có sự hỗ trợ giúp đỡ của các lực lượng Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng… Chúng tôi đang ngày đêm bảo vệ bà con dù trong mọi hoàn cảnh, bà con cứ liên lạc với chúng tôi". 

Theo Dân trí

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm