| Hotline: 0983.970.780

Bệnh lạ ở Quảng Ngãi đã vượt tầm kiểm soát

Thứ Sáu 20/04/2012 , 09:57 (GMT+7)

Đã tròn một năm kể từ ngày phát hiện ca bệnh viêm da lạ tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi và ngày càng có nhiều người mắc căn bệnh này. Một năm qua, 8 trường hợp đã tử vong tại bệnh viện và 11 người khác chết tại nhà với các triệu chứng tương tự. Người dân trong vùng đang hoang mang tột độ.

Đã tròn một năm kể từ ngày phát hiện ca bệnh viêm da lạ tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi và ngày càng có nhiều người mắc căn bệnh này. Một năm qua, 8 trường hợp đã tử vong tại bệnh viện và 11 người khác chết tại nhà với các triệu chứng tương tự. Người dân trong vùng đang hoang mang tột độ.

>> Chữa được “bệnh lạ” tại Quảng Ngãi
>> Chưa phát hiện ra độc chất gây bệnh lạ ở Ba Tơ
>> Bệnh lạ ở Ba Tơ (Quảng Ngãi): ''Cầu cứu'' Bộ Y tế bắt bệnh
>> Bệnh lạ khiến hai anh em thành ''người ếch''

 
Phạm Văn Trách (16 tuổi, ở Làng Rêu) bị bệnh “lạ” phát toàn thân đang điều trị ở làng.  Ảnh: Tuổi trẻ

Trong đó, riêng xã Ba Điền có 161 trường hợp mắc bệnh ở 84 hộ gia đình. Hiện trong số 49 bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện, có 10 người đang trong cơn nguy kịch. Không riêng gì huyện Ba Tơ, tại huyện Minh Long cũng ghi nhận 1 trường hợp ở thôn Thanh Mâu, xã Thanh An giáp ranh với xã Ba Điền mắc bệnh với các triệu chứng tương tự. Và mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận 1 bệnh nhân ở huyện Sơn Hà.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh lạ, người dân các xã Ba Điền Ba Ngạc, Ba Tô, Ba Xa, Ba Vinh của huyện Ba Tơ rất hoang mang, lo lắng. Theo ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, thì bệnh đã vượt mức báo động khẩn cấp đối với chính quyền, một số hộ đã bỏ nhà đi nơi khác lánh nạn.

Ở khu dân cư Tổ 4, thôn Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, nơi có số người mắc bệnh viêm da lạ nhiều nhất giờ trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Hiện nay, làng Rêu có hơn 30 người đang điều trị tại Bệnh viện Phong- Da liễu TW Quy Hòa, tỉnh Bình Định. Trong những tuần đầu tháng 4 này, thôn Làng Rêu đã có 4 người tử vong. Căn bệnh không chỉ là nỗi lo lắng của người dân trong thôn mà bà con ở các thôn khác cũng không dám đến đây vì sợ lây bệnh.

Ông Phạm Văn Tiến, thành viên Ban mặt trận thôn Làng Rêu, xã Ba Điền có con là chị Phạm Thị Phin, 1 trong 4 trường hợp tử vong hồi đầu tháng 4 cũng không khỏi lo ngại. Ông Tiến mong sớm tìm ra nguyên nhân của căn bệnh quái ác này.

 

Bệnh viêm da dày sừng lòng bàn tay bàn chân tại huyện Ba Tơ không chỉ là bệnh lạ của Việt Nam, mà trở thành bệnh lạ đối với y văn thế giới.

Qua hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành trong nước và thế giới, đoàn công tác Bộ Y tế đã nhận định sơ bộ bệnh viêm da lạ tại Ba Tơ gồm 4 nhóm. Nhóm bệnh nhân chỉ có tổn thương da đơn thuần, không có tổn thương gan. Nhóm bệnh nhân chỉ tổn thương gan, không có tổn thương da, nhóm này chủ yếu là trẻ em. Nhóm bệnh nhân có tổn thương gan và da và nhóm bệnh nhân nặng, với những tổn thương đa phủ tạng nặng.

Các nguyên nhân được các nhà khoa học đề cập đến có thể là viêm da tiếp xúc do nhiễm độc, bệnh sốt mò do Ríc-két-si-a, bệnh viêm gan siêu vi E. Theo PGS – TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh viêm da dày sừng lòng bàn tay bàn chân tại huyện Ba Tơ không chỉ là bệnh lạ của Việt Nam mà trở thành bệnh lạ đối với y văn thế giới, và điều quan trọng là cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và các chuyên gia y tế của Trung ương đang đề nghị Bộ Y tế hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan y tế quốc tế khác hỗ trợ tìm nguyên nhân gây bệnh viêm da lạ.

Người dân và các cấp chính quyền ở Quảng Ngãi đang mong chờ sự hỗ trợ tích cực của ngành y tế trong nước và nước ngoài, để sớm ngăn chặn căn bệnh làm cho nhiều người mắc và tử vong này.

Đợt khảo sát thực địa mới đây nhất từ ngày 12 -15/4 do PGS – TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cùng các chuyên gia đầu ngành về da liễu, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, huyết học, chống độc và các bệnh viện nhiệt đới tiến hành khám sàng lọc; lấy các mẫu máu, tóc, da và mẫu nước, đất, thực phẩm người dân thường dùng để xét nghiệm, phân tích. Tuy nhiên, đến nay đoàn chuyên gia của Bộ Y tế vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh.

Theo VOV

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm