| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Kiện toàn cán bộ thôn, xóm trước quý IV/2012

Thứ Sáu 13/07/2012 , 11:44 (GMT+7)

Sau khi báo NNVN đăng tải loạt bài "Ngân sách nào kham nổi", phản ánh tình trạng bộ máy cấp cơ sở quá cồng kềnh được dư luận hết sức quan tâm. Hà Tĩnh là một trong những địa phương NNVN có bài phản ánh, và lãnh đạo tỉnh nhanh chóng nhận ra những bất cập để từ đó đề ra phương án sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, ban quản lý dự án, tổ chức hội nhằm tinh giản bộ máy công chức, tiết kiệm ngân sách.

Ông Thiều Đình Duy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Sau khi báo NNVN đăng tải loạt bài "Ngân sách nào kham nổi", phản ánh tình trạng bộ máy cấp cơ sở quá cồng kềnh được dư luận hết sức quan tâm. Hà Tĩnh là một trong những địa phương NNVN có bài phản ánh, và lãnh đạo tỉnh nhanh chóng nhận ra những bất cập để từ đó đề ra phương án sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, ban quản lý dự án, tổ chức hội nhằm tinh giản bộ máy công chức, tiết kiệm ngân sách. 

>> Ông Nguyễn Thanh Bình, UVTW, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh: Hoan nghênh phát hiện của báo Nông nghiệp Việt Nam

Báo NNVN ra ngày 5/7/2012 đăng bài "Hà Tĩnh sẽ giảm 5.400 cán bộ thôn, xã". Báo đăng, dư luận bất ngờ, ghi nhận việc làm nhanh và quyết liệt, nhìn thẳng sự thật của tỉnh Hà Tĩnh khi sẵn sàng tinh giản nhiều ngàn cán bộ cơ sở. Xung quanh cách làm đang rất được chú ý này, NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Thiều Đình Duy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh.

Như vậy Hà Tĩnh đã làm được một việc khá quan trọng và cũng hết sức thú vị, thể hiện sự can đảm trong việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, ban quản lý dự án, tổ chức hội nhằm tinh giản bộ máy hành chính các cấp của tỉnh... Ông có thể nói rõ hơn về cách làm?

Sau khi rà soát, đánh giá, cân đối lại dân cư trên địa bàn, đồng thời kiểm tra bộ máy làm việc hành chính các cấp cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp có nhiều bất cập bởi nguồn thu ngân sách của tỉnh còn thấp, việc chi trả nuôi bộ máy là quá sức so với nguồn ngân sách thu vào, vì thế, Nghị quyết Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đề ra phương án đột phá, phải chấn chỉnh bằng cách thực hiện tinh giản từ cấp thôn, xóm trở lên.

Khi bắt tay vào thực hiện, đa số ý kiến đồng thuận nhưng cũng không ít ý kiến băn khoăn, nghi ngờ, cho rằng việc làm này quá táo bạo bởi tiềm thức của một số cán bộ xã, thôn còn mang tính duy ý chí, nên khi thực hiện chủ trương này dứt khoát họ sẽ phản đối kịch liệt. Thế nhưng, bao giờ công tác tuyên truyền vận động cũng được thực hiện trước một bước để người dân thấu tận chủ trương của tỉnh đề ra nên việc sáp nhập thôn, xóm, tinh giản bộ máy đã đạt được kết quả khả quan.

Đến nay tiến trình thực hiện đến đâu, thưa ông?

Như báo NNVN đã thông tin, đến nay toàn tỉnh đã sáp nhập 2.827 thôn, xóm xuống còn 2.182 thôn (giảm 645 thôn, tương đương gần 23%) với gần 6.000 cán bộ. Trong đó, một số địa phương như Hương Sơn giảm 114 thôn; Thạch Hà giảm 100 thôn; Đức Thọ 88 thôn; Can Lộc 71 thôn; Hương Khê 67 thôn; Lộc Hà 37 thôn...


Tinh giản bộ máy cấp cơ sở giảm đóng góp cho nông dân

Chính sách đối với lực lượng tinh giản và đương nhiệm sẽ được thực hiện thế nào, thưa ông?

Vấn đề này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cũng đã tập trung bàn bạc rất kỹ, đưa ra nhiều phương án không để thiệt thòi cho họ. Trên cơ sở đó, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương phải làm tốt chế độ chính sách đối với lực lượng từng có công cống hiến cho thôn, cho xã bằng một khoản kinh phí để động viên họ trước khi thôi việc hoặc có thể ưu tiên một số chế độ chính sách khác. Một số huyện đi đầu thực hiện chủ trương này là Đức Thọ, Thạch Hà, Can Lộc, Lộc Hà, Hương Sơn...

Về người đương nhiệm, họ phải gánh vác trọng trách lớn hơn trước bởi sau khi sáp nhập quy mô thôn, xóm sẽ lớn hơn gấp hai đến ba lần. Vì thế, tỉnh sẽ có một phương án tăng nguồn trợ cấp cho họ để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ lãnh đạo góp phần giúp lực lượng này quản lý ngày càng hiệu quả góp phần đắc lực vào công cuộc XD NTM.

Sau khi hoàn thành việc sáp nhập, tinh giản bộ máy hành chính cấp thôn thì bộ máy hành chính cấp xã trở lên tỉnh sẽ có phương án thế nào?

Dự tính cuối quý III đầu quý IV năm nay chúng tôi sẽ hoàn tất việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy cấp thôn, xóm; còn bộ máy cấp xã trở lên tỉnh sẽ có phương án tiếp tục rà soát thật chi tiết, cụ thể, phấn đấu năm 2013 bắt tay vào thực hiện.

Anh Bình (Thực hiện)

Ông Nguyễn Trường Sơn, Trưởng phòng Nội vụ huyện Đức Thọ: "Với 596 cán bộ thôn nằm trong diện tinh giản của huyện đợt này chúng tôi đã thực hiện chính sách hỗ trợ một khoản kinh phí động viên họ gồm 3 tháng phụ cấp và hỗ trợ mỗi bí thư, thôn trưởng, công an thôi chức 1.000.000đ/người; mỗi cán bộ hội 500.000đ/người.

Đối với cán bộ đương nhiệm, ngoài mức phụ cấp quy định huyện sẽ hỗ trợ thêm cho mỗi bí thư, thôn trưởng lãnh đạo dưới 200 hộ dân 100.000đ/người/tháng; các Chi hội trưởng (Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Bí thư chi đoàn) 30.000đ/người/tháng. Quản lý từ 200 đến dưới 300 hộ hỗ trợ 200.000đ/người/tháng; các Chi hội trưởng 50.000đ/người/tháng. Thôn từ 300 đến dưới 400 hộ hỗ trợ 250.000đ/người/tháng; các Chi hội trưởng 70.000đ/người/tháng và thôn từ 400 đến dưới 500 hộ dân hỗ trợ 350.000đ/người/tháng; Chi hội trưởng 90.000đ/người/tháng".

Ông Phạm Hồng Quang, Thôn trưởng thôn 2, xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, đối tượng nằm trong diện tinh giản của xã: "Chủ trương sáp nhập thôn xóm đã được thực hiện từ cách đây mấy năm nhưng do điều kiện bối cảnh lúc bấy giờ không cho phép nên cấp trên buộc phải dừng lại. Nhưng để quy tụ được sức mạnh nội lực từ nhân dân góp sức XD NTM thì việc sáp nhập thôn xóm từ manh mún nhỏ lẻ để quy về một mối là việc làm cần thiết và việc một số bí thư, thôn trưởng, cán bộ chi hội đoàn thể thôi chức là điều tất yếu. Tôi rất đồng tình và hoan nghênh tỉnh thực hiện chủ trương này bởi đây cũng vì mục đích xây dựng xã hội ngày càng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho chính người dân chúng tôi, vì vậy, biết là nằm trong diện tinh giản nhưng tôi hoàn toàn vui vẻ, đồng thuận".                

THANH NGA

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh

Hội Soóng cọ là ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ (tỉnh Quảng Ninh), thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia hưởng ứng.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất