| Hotline: 0983.970.780

Rùng mình chợ gà "lộ thiên"

Thứ Tư 26/09/2012 , 10:01 (GMT+7)

Trên QL 91B, đoạn hai bên dốc cầu Bà Bộ, thuộc phường An Khánh, quận Ninh Kiều và phường Long Tuyền, quận Bình Thủy (Cần Thơ), ngang nhiên mọc lên chợ gà “lộ thiên” chạy dài cả cây số.

Trên QL 91B, đoạn hai bên dốc cầu Bà Bộ, thuộc phường An Khánh, quận Ninh Kiều và phường Long Tuyền, quận Bình Thủy (Cần Thơ), ngang nhiên mọc lên chợ gà “lộ thiên” chạy dài cả cây số.

>> Thịt bò khô: ''Tôi bán… nhưng nào dám ăn''
>> Rùng mình công nghệ sản xuất ngô cay
>> Rợn người mực bẩn
>> Hỗn loạn ''chợ đen'' phụ gia thực phẩm
>> Kinh dị bò khô giá... siêu rẻ!

Qua đây, người đi đường chứng kiến cảnh mất vệ sinh và ô nhiễm vì phân gà, vịt và thức ăn cho gia cầm tung tóe bên đường. Nhưng sau những dãy nhà ven lộ, cảnh nuôi và giết mổ gia cầm còn đáng sợ hơn.

Giết mổ, nhổ lông tại chỗ

Chúng tôi đóng vai người mua gà vào nơi náo nhiệt nhất ở chợ gà lộ thiên. Cơ sở bán gà nằm trên mảnh đất thuê của một Cty chuyên bán phụ tùng xe hơi. Chị Loan là chủ cơ sở chuyên cung cấp gia cầm sống cho các quán nhậu ở Cần Thơ. Nơi đây là điểm bán gà, vịt sống và làm dịch vụ giết mổ nhổ lông tại chỗ.

Chị Loan thổ lộ: “Quê tôi ở Sóc Trăng, trung bình mỗi ngày tôi cung cấp ra thị trường từ 40-50 con gà vịt, ngày cao điểm nhất lên 80-100 gà, vịt. Nguồn gia cầm vận chuyển từ ngoài tỉnh về đây gồm các tỉnh Bến Tre, Hậu Giang, Vĩnh Long. Tôi bán gà vườn “chánh hiệu”, cân đầy đủ nên khách vào tận nơi mua”.


Cảnh bát nháo người dân bày bán gia cầm khu chợ gà Bà Bộ (Cần Thơ)

Theo quan sát của chúng tôi chưa đầy 10 phút đã có khoảng 5 người vào tận chuồng thích con nào chỉ con đó. Nếu khách đồng ý thuê dịch vụ làm lông gà và giết mổ tại chỗ giá 5.000 đồng/con. Thuê làm vịt giá 15.000 đồng/con, khách đợi 15-20 phút.

 Khi chúng tôi hỏi, liệu mua bán gia cầm trốn dịch bị ngành chức năng phạt hoặc tịch thu gia cầm thì sao? Anh Thanh, chồng chị Loan, lên tiếng: “Nào giờ mấy ổng cũng chưa đến đây kiểm tra lần nào, chỗ tôi kín lắm. Vả lại đường hẻm nhỏ nên xa với mặt tiền, mấy ổng không vào đây kiểm tra. Nhưng để đề phòng tôi có mấy đứa em bán gà, vịt ở mặt lộ khi nào có nó điện thoại. Ngành chức năng đi thì lại bán bình thường", anh Thanh nói.

Cảnh nuôi gà dự trữ phía sau các dãy nhà lá lụp xụp, xen lẫn các dãy nhà trọ đi đến đâu cũng ngửi thấy mùi tanh bốc lên của phân gà, còn lông gà bay tung tóe trong xóm nhà lá. Đa phần những con gà này đều được để trong nhà dân theo chế độ “3 cùng” với chủ: cùng ăn, cùng ở, cùng ngủ với chủ. Không thể hình dung được cảnh mất vệ sinh của nó, nếu không tiếp cận được dưới dạng người mua gà.

Chuồng gà vịt tạm bợ, bên dưới là những vũng nước, chứa đầy phân gà, rác rưởi bốc mùi hôi thối. Cảnh làm gà được diễn ra tận mắt người mua thấy phát hoảng. Đám gà vịt đã chết được vứt đại trên nền đất hoặc nền gạch đầy máu bẩn, bùn sình hòa với máu cắt tiết. Một chậu nước sôi màu sậm, đầy lông gà vịt không biết đã được nhúng bao nhiêu con trong đó. Hai cái thùng sơn được dùng đựng nước rửa lại gà, vịt cũng không thể tả hết sự dơ bẩn.

Xung quanh thì lông gà, lông vịt đeo bám, đổ đống tạo nên mùi hôi thối cả khu vực.

Rất khó dẹp

Chợ gà Bà Bộ tồn tại nhiều năm không dẹp được là do các ngành chức năng phối hợp “dọn dẹp” chưa triệt để. Tình trạng này kéo dài sẽ làm quy mô của chợ càng bành trướng và sự tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh và tình trang mất vệ sinh môi trường không phải là nhỏ.

Ông Nguyễn Hữu Phúc, Đội trưởng đội Kiểm dịch lưu động thuộc Chi cục Thú y TP.Cần Thơ, cho biết: “Số lượng gà vịt tại đây 100% không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc. Gia cầm đa phần được nhập từ các địa phương khác về đây vào đêm để trốn lực lượng kiểm dịch. Trong 6 tháng đầu năm ngành đã bắt và thiêu hủy 1.376 gia cầm và trên 6.000 gà, vịt con không rõ nguồn gốc của khu này”.

Nhưng việc bắt và tiêu hủy cầm chừng, không làm gà vịt nơi đây giảm số lượng, mà trái lại, lượng gia cầm được bày bán ở đây còn tăng gấp 10 lần. Tính tổ chức, cùng sự liều lĩnh của dân bán gà, khiến lực lượng chức năng cũng hơi ngán ngại và mỗi lần ra quân đoàn công tác phải quy tụ nhiều thành phần, nhưng chỉ bắt được 1, 2 đối tượng chậm chân và một ít gà vịt. Những hộ khác nhanh chân tẩu tán gà vịt vào nhà dân, đoàn công tác đành bất lực ra về và khu chợ sau một thời gian náo động, trở lại bình thường, xem như không có gì xảy ra.

Ông Phúc bức xúc cho biết thêm: “Trong những lần ra quân, đội kiểm dịch phải kết hợp với công an phường và cả cảnh sát cơ động 113 hỗ trợ. Vì những người tham gia buôn bán gà vịt trái phép ở đây đa số là dân tứ xứ, không có hộ khẩu, lại có máu giang hồ nên họ sẵn sàng chống trả lại đội kiểm dịch, nếu không có công an đứng phía sau”.

Ông Phúc nói tiếp: “Năm rồi tôi và một số anh em trong đội đến khu chợ gà Bà Bộ để kiểm tra và tịch thu gia cầm không có nguồn gốc đã bị mấy người dân bán gà vịt ở đó truy đuổi và dùng cây đánh chúng tôi, vết sẹo trên tay tôi vẫn còn đến hôm nay”.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm