| Hotline: 0983.970.780

1 ký muối= 1 bì thư

Thứ Sáu 16/07/2010 , 10:04 (GMT+7)

Càng nắng muối càng được mùa. Càng được mùa, muối càng tuột giá. Giá muối tuột đến mức nào thì đời sống diêm dân “tuột” theo đến mức ấy.

Càng nắng muối càng được mùa. Càng được mùa, muối càng tuột giá. Giá muối tuột đến mức nào thì đời sống diêm dân “tuột” theo đến mức ấy.

Ai có về đồng muối Sa Huỳnh (Đức Phổ- Quảng Ngãi) những ngày này mới cảm nhận được hết nỗi cơ cực của diêm dân. Mặc cho cái nóng “chảy mỡ” hầm hập bao vây, diêm dân Sa Huỳnh vẫn cắm cúi phơi lưng lia chang cào muối. Muối được múa mà gương diêm dân ủ dột. Chị Nguyễn Thị Hoa ở thôn Long Thạnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) nói không ra hơi: “Đã làm chẳng lẽ bỏ muối ngoài đồng không cào chứ giá muối rẻ thế này thiệt tình chẳng còn muốn đụng chân đụng tay vào muối nữa. Ai đời bán 1kg muối chỉ được 400- 500đ, đủ mua 1 cái bì thư đi đám cưới”. Ông Nguyễn Văn Ba, người cùng thôn với chị Hoa nói thêm: “Ngày này năm ngoái, 1 bao muối 50kg bán được 100.000đ, bây giờ chỉ còn 20.000đ/bao”.

Để làm ra hạt muối, những diêm dân phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt cả ngày lẫn đêm. Ông Ba cho biết thêm: “Đến vụ, mới 4 giờ sáng chúng tôi đã thức dậy đi ra đồng làm đất, té cát. Đợi khi nắng lên, khoảng 8-9 giờ sáng thì dẫn nước vào ruộng. Sau đó ngày nào cũng phải “gắn tay” với cái chang đẩy nước để ruộng khỏi khô. Nếu không, khi kết tinh hạt muối sẽ bị đen, cho cũng chẳng ai nhận chứ nói chi chuyện bán chác loại muối đen này. Ròng rã suốt 3 ngày hạt muối mới kết tinh đủ độ, cào dồn đống rồi vô bao bán. Làm thì cực thôi cũng chẳng nói vì diêm dân thời nào chẳng cực như nhau. Nhưng đau ở giá muối, thấp tệ hại”.

Nghe nói Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ mua muối nhưng chính sách này chưa đến với diêm dân Sa Huỳnh nên chúng tôi vẫn còn bế tắc lắm (Ông Phùng Đình Đức ở thôn Tân Diêm- Phổ Thạnh)

Làm ra hạt muối không bán được đã khổ, bị thời tiết hành hạ còn khổ hơn. Như nửa tháng 7 vừa qua thường xuyên xảy ra những cơn mưa bất chợt, nhiều ruộng muối đang kết tinh sắp thu hoạch tan thành bọt. Chị Phạm Thị Vân ở thôn Tân Diêm 1 chua chát nói: “Làm muối cũng như “đánh bạc” với trời, “canh bạc” được ít, thua nhiều. Không vụ muối nào suôn sẻ. Vớ vài ba trận mưa lớn thì 10 ngày sau mới làm lại được”.

Ông Nguyễn Kỳ- Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh cho biết: “Đồng muối Sa Huỳnh hiện có hơn 860 hộ SX với hơn 110 ha đồng muối tập trung tại các thôn Tân Thạnh, Tân Diêm 1 và Tân Diêm 2 của xã Phổ Thạnh. Vụ muối năm nay giá cả bèo bọt quá nên nhiều hộ đành bỏ hoang ruộng muối, đi vào TPHCM làm phu thợ nề, bán bún gõ kiếm sống. Thanh niên trai tráng thì đi bạn cho những tàu cá xa bờ. Bà con diêm dân đang ngong ngóng chính sách của Nhà nước nhanh đến với diêm dân Sa Huỳnh mà ngóng mãi chưa thấy”.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm