| Hotline: 0983.970.780

Thức ăn tăng giá, điện cắt triền miên

Thứ Tư 16/03/2011 , 09:59 (GMT+7)

Do “lịch cúp điện” bất thường, luân phiên không báo trước đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở chăn nuôi...

Do “lịch cúp điện” bất thường, luân phiên không báo trước đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở chăn nuôi và đời sống sinh hoạt của hàng triệu hộ dân…

VÀI PHÚT CÚP ĐIỆN, MẤT BẠC TỶ

 Có mặt tại trại gà của gia đình anh Nguyễn Trí Viễn, ấp Hưng Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) chúng tôi chứng kiến vợ chồng anh Viễn cùng nhóm công nhân đang hì hụi bốc từng xác con gà chết quăng lên thùng xe để đưa đi chôn tiêu hủy. Anh Viễn uất ức cho hay, gia đình anh có 3 trại gà, quy mô 33.000 con gà trắng công nghiệp, với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Đặc biệt, trại nuôi theo mô hình khép kín có hệ thống làm lạnh bằng hơi nước thổi khắp trong chuồng trại để làm mát cho mấy chục ngàn con gà. Ấy vậy mà, chỉ vài phút cúp điện khiến cả chục ngàn con gà đến ngày xuất chuồng đã “bay” sạch.

Gặp chúng tôi, anh Viễn rầu rĩ nói: “Hôm trước, do phải thức canh trại gà suốt đêm, đến gần sáng tôi vừa tranh thủ chợp mắt được vài phút thì điện bị cắt rụp. Mấy phút sau tôi mới phát hiện, vội chồm dậy lao ra nổ máy phát điện, đổi pha để kịp vận hành lại hệ thống lạnh cứu gà. Vậy mà chỉ trong khoảng 5-10 phút bị ngưng khí lạnh thổi đã toi mất cả chục ngàn con gà đến ngày xuất chuồng!”.

Thực tế toàn cảnh 3 trại gà của gia đình anh Viễn, trước mắt chúng tôi là những đống xác gà mới chết nằm ngổn ngang, la liệt dưới nền chuồng trại. Do số lượng gà chết nhiều, chưa kịp thu dọn đem chôn tiêu hủy khiến mùi tanh hôi nồng nặc. Anh Viễn giải thích, thông thường khi hệ thống lạnh hoạt động thổi khắp chuồng trại, làm mát cho cả mấy chục ngàn con gà nên chẳng hề có  tí mùi hôi nào. Tuy nhiên, chỉ cần bị cúp điện một lúc nếu không kịp vận hành hệ thống lạnh và quạt gió sẽ làm cho nhiệt độ trong chuồng trại tăng lên rất nhanh khiến đàn gà bị ngộp thở.

Ngay sau khi xảy ra sự cố, anh Viễn đã lập tức điện thoại báo cho công ty để kịp xuống kiểm tra và bắt gà ngay. Theo tính toán, chỉ vài phút bị cúp điện đã “giết” chết 19.000 con gà đến ngày xuất chuồng khiến gia đình anh Viễn đã bị mất trắng khoảng hơn 1 tỷ đồng. Anh Viễn uất ức cho rằng, đã đành thiếu điện thì cúp nhưng khi cắt cúp ngành điện chỉ cần “alô” một cú điện thoại báo trước thôi cũng được để dân còn ứng phó kịp. Đằng này cứ thường xuyên cúp điện đột ngột như thế báo hại cho người dân quá!

ĐIÊN ĐẦU VÌ…CÚP ĐIỆN!

Thời gian gần đây, tình trạng điện cúp bất thường luân phiên khoảng 2 - 3 ngày/tuần khiến nhiều chủ trang trại nuôi gà công nghiệp đang…điên đầu. Anh Nguyễn Trí Viễn cho biết, đây không phải lần đầu tiên trại gà của gia đình anh bị thiệt hại lớn. Theo anh Viễn “thống kê”: Cách nay không lâu, cũng do bị cúp điện đột ngột khiến gần 3.000 con gà đến ngày xuất chuồng cũng bị chết ngộp, thiệt hại khoảng 80 triệu đồng. Đến đợt gà sau, khi anh vừa xuất được 2 chuồng thì cũng bị cúp điện không báo trước làm “đi” sạch một chuồng gà, cũng mất toi hơn 100 triệu đồng. Và đợt cúp điện này khiến gia đình anh bị thiệt hại nặng nhất nhưng cũng chẳng biết kêu ai.

+ “Hiện nay, chăn nuôi gà ở Đồng Nai theo mô hình trang trại chiếm gần 80%, tương đương khoảng 7,4 triệu con. Toàn tỉnh hiện có 445 trang trại nuôi gà, đa số ở hai huyện Trảng Bom, Thống Nhất. Thực trạng cúp điện luân phiên sẽ khiến các trang trại nuôi gà mất thêm gần 1 tỷ đồng/ngày”.

+ “Do thiếu điện nghiêm trọng, nên UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt 3 phương án cắt điện luân phiên để giải quyết tình trạng thiếu điện trong mùa khô năm nay. Theo đó, Đồng Nai áp dụng cắt điện luân phiên 1 ngày/tuần (từ 8 - 17 giờ đối với điện sinh hoạt) nếu mức thiếu hụt điện từ 1-5%. Riêng các KCN không cắt điện trong giờ hành chính, nhưng buộc DN phải sắp xếp để ngưng sản xuất 1 ngày/tuần. Trong trường hợp thiếu điện từ 6-11%, sẽ cắt điện sinh hoạt luân phiên 1 ngày rưỡi/tuần, các KCN cắt điện 1 ngày/tuần. Trường hợp thiếu điện lên đến trên 11%, sẽ cắt điện sinh hoạt luân phiên 2 ngày/tuần, các KCN tăng giờ cắt điện từ 7 - 22 giờ/ngày/tuần.”

Tương tự, ông Lâm Thanh Đức, chủ trang trại gà đẻ trứng ở xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) cũng than vãn: “Gia đình tôi nuôi khoảng 40 ngàn con gà đẻ trứng, nếu có điện mỗi ngày chỉ tốn khoảng 300 ngàn đồng tiền điện để chạy hệ thống làm mát. Vậy nhưng mấy tháng nay, cứ mỗi ngày bị cúp điện tôi phải chịu tốn thêm 3 triệu đồng tiền dầu để chạy máy phát điện”. Theo ông Đức, nếu tình trạng cúp điện kéo dài trại gà của gia đình ông sẽ lỗ vốn vì chi phí đầu vào đội thêm khoảng 50 triệu đồng/tháng.

Còn ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ trại gà thịt ở xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất) cũng cho hay, do thời tiết nắng nóng mà gà nuôi công nghiệp chịu nóng rất kém nên hệ thống làm mát phải hoạt động 24/24 giờ. Do vậy khi bị cúp điện sẽ tăng chi phí vài triệu đồng/ngày nhưng vẫn phải cắn răng chịu thiệt, bởi chỉ cần ngưng hệ thống làm mát nửa ngày là gà không chịu được nhiệt sẽ sinh bệnh và chết hàng loạt.

Tìm hiểu thực tế, hầu hết các trang trại nuôi gà khác trên địa bàn huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu...đều cho hay, bước sang năm nay các trang trại nuôi gà phải đối mặt với mọi khó khăn, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao. Tuy nhiên, đau đầu nhất vẫn là nguồn điện không ổn định, bị thiếu điện và bị cúp luân phiên khiến người chăn nuôi tổn hại lớn.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm