| Hotline: 0983.970.780

Khó tiếp cận vốn, kinh tế sẽ vẫn "đóng"

Thứ Sáu 25/05/2012 , 10:50 (GMT+7)

QH tiếp tục ngày thứ tư của kỳ họp bằng việc lấy ý kiến đóng góp và đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011...

* Cần xử lý nghiêm việc lợi dụng chức quyền chiếm đoạt đất của dân

Hôm qua 24-5, QH tiếp tục ngày thứ tư của kỳ họp bằng việc lấy ý kiến đóng góp và đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011; việc triển khai thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2012. Đồng thời cũng cho ý kiến về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011 và bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015.


Các đại biểu đóng góp ý kiến trong ngày 26-5

ĐB Khúc Thị Duyền (Thái Bình) phản ánh: Đi cơ sở mới thấy trong 19 tiêu chí xây dựng NTM ngân sách chủ yếu dành cho 9 tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng, 10 tiêu chí xây dựng nông thôn không đáng là bao. Vì vậy, Chính phủ cần quan tâm đến quy hoạch tổng thể, dồn điền đổi thửa, xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính phủ cần tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nhất là vùng phát triển hàng hóa. Chứ nếu thế này, phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ rất khó.

Cũng theo ĐB Duyền, nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay từ ngân hàng và chưa có đầu ra cho sản phẩm. Rất mong Chính phủ vào cuộc, đánh giá lại DN nào có khả năng phát triển thì cho định hướng. DN nào yếu kém thì cho giải thể ngay. Ngoài ra, vốn vay cho sinh viên đang cần gần 1.000 tỷ nhưng lại chưa thể có đủ. Cùng với đó, nhiều sinh viên ra không xin được việc làm nên không thể trả được gốc, lãi. Tỷ lệ nợ quá hạn đang có chiều hướng gia tăng. Nhiều gia đình nói rằng “đã nghèo thì càng nghèo”. Đề nghị Chính phủ thành lập nhiều trường nghề có chất lượng cao và có định hướng học nghề để các cháu yên tâm học xong mà không lo thất nghiệp.

Cơ bản thống nhất các đề án của Chính phủ, song qua tiếp xúc cử tri, thấy Chính phủ cần có giải pháp tập trung tháo gỡ cho DN, nhất là DN vừa và nhỏ, DN chế biến các sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ có nói giảm thủ tục hành chính rườm rà, thế nhưng thực tế giảm thủ tục lớn nhưng đẻ ra nhiều thủ tục con gây khó khăn cho người dân, cho DN. Các chính sách dành cho cán bộ đề ra quá chậm chạp, bất công như lương cán bộ ngân hàng thì cao nhưng lương cán bộ đoàn thể lại thấp. Chính phủ nên có điều chỉnh bổ sung để tạo sự cân bằng hơn.

ĐB Nguyễn Xuân Tỷ (Bến Tre) thì hiến kế, để phát triển bền vững, Chính phủ cần mạnh dạn xử lý nghiêm những người lợi dụng chức quyền (bất kể đó là ai) chiếm đoạt đất đai của dân. Là đảng viên nhưng họ đã đưa anh chị em vào đứng tên những miếng đất được lấy từ dân. Đó là việc làm không thể chấp nhận. Với những nhóm đối tượng này, chỉ có Trung ương mới giải quyết được vì địa phương không thể. Cũng liên quan đến đất đai, việc khiếu kiện của dân ngày càng gia tăng bởi không phục cách giải quyết của địa phương. Như ở Bến Tre, có lần lấy đất chỉ cách nhau gang tấc nhưng đất thị trấn đền bù 1,2 triệu/m2 nhưng đất xã thì chỉ có 300.000 đồng/m2. Vô lý như thế, dân nào chịu nổi. Lại đi khiếu kiện. ĐB Tỷ đưa ra dự đoán, từ đây trở đi sẽ có nhiều dự án của các tập đoàn mọc lên. Nhưng chính quyền không chịu vận động dân mà chỉ bắt lên ký nhận đền bù (giá đất có thấp cũng phải chịu).

Theo kế hoạch, hôm hay 26-5, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương báo cáo kết quả thảo luận ở Đoàn về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An.
Có ĐB còn “nhặt sạn” khi Chính phủ chưa quan tâm nhiều đến nhiệm vụ xã hội. Cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn, rõ nét, đặc biệt là giới nghệ sĩ, thể thao, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước lương tháng hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu, trong khi lương cán bộ công nhân viên chỉ vài ba triệu đồng. Chính phủ sẽ giải quyết ra sao? Rồi có một vài bộ trưởng phát biểu gây sốc, nêu ra đấy nhưng rồi lại để đấy. Chính phủ sẽ ý kiến ra sao đối với trường hợp này? Nhiều ĐB cho rằng Chính phủ có nhiều giải pháp dành cho DN nhưng hiệu quả lại không được như mong đợi. Đề nghị có ngay các giải pháp, nhất là cho DN sản xuất nông sản. Phải phấn đấu đưa lạm phát xuống còn 6-7%, giảm đầu tư công.

Đặc biệt không nên cầu toàn, nên tái cấu trúc nền kinh tế mà không cần phải chờ “xuống dốc”. Bởi nó cũng như cỗ máy hoạt động, một thời gian thì cần phải “tu bổ”. Riêng về câu chuyện DN tiếp cận vốn để kinh doanh, theo ĐB Nguyễn Văn Mạnh (Bến Tre), đó vẫn là bài toán khó, chưa thể trả lời vì Chính phủ hô hào như thế nhưng các ngân hàng có làm thế đâu. Rất nhiều DN hiện nay chưa thể vay được vốn từ ngân hàng. “Cứu lúc nó còn ngắc ngoải. Chứ khi đã chết hẳn rồi thì cứu cũng không có tác dụng gì cả” - ĐB Mạnh nói.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm