| Hotline: 0983.970.780

Tên phát xít bị truy lùng gắt gao nhất thế giới

Thứ Hai 10/09/2012 , 10:15 (GMT+7)

Đối với những kẻ bị truy nã quốc tế, cuộc sống của chúng trở nên ngột ngạt, chui lủi...

Đối với những kẻ bị truy nã quốc tế, cuộc sống của chúng trở nên ngột ngạt, chui lủi ở những phương trời lạ, cách xa quê hương hàng trăm ngàn km với mục đích duy nhất là tồn tại. Tuy nhiên, những tên tội phạm này không thể sống yên ổn với cuộc sống chui lủi đó...

Tên phát xít bị truy lùng gắt gao nhất thế giới

Laszlo Csatary, nhân viên cảnh sát, giám đốc trại giam Kosice do Hungary chiếm đóng năm 1944 (hiện nay thuộc Slovakia) là một tên phát xít khét tiếng với nhiều hình thức tra tấn dã man và đưa hàng chục ngàn người Do Thái dưới tay hắn quản lý đến chỗ chết.

Laszlo Csatary sinh năm 1915, đầu năm nay, tên của hắn đã được bổ sung vào danh sách tội phạm chiến tranh của Trung tâm Simon Wiesenthal, Israel. Đây là tên phát xít khát máu, kẻ bị cáo buộc đã đưa 15.700 người Do Thái tại trại Auschwitz, Ba Lan đến cái chết năm 1944, đã bị bắt sau hàng chục năm lẩn trốn và bị dẫn độ về chính nơi hắn đã từng cai trị bằng bạo lực và nỗi sợ hãi.


Trại tập trung Auschwitz, địa ngục trần gian của những người Do Thái ở Thế chiến II

Tháng 7 vừa qua, tên phát xít Csatary đã phải đối mặt với nhà tù của thành phố mà hắn cai trị trước kia, nơi hắn trở thành một tội phạm chiến tranh nguy hiểm và bị truy nã gắt gao trên toàn thế giới.

Các nhà chức trách Slovakia đang hi vọng Csatary sẽ phải chịu án chung thân vì những gì hắn đã gây ra khi đưa 15.700 người Do Thái đến trại tập trung Auschwitz, nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian của người Do Thái.

Csatary, năm nay 97 tuổi, hiện đang bị quản thúc tại gia ở Hungary sau khi một thông tin mật tiết lộ hắn đã sống chui lủi ở Budapest (thủ đô của Hungary) trong thời gian qua.

Trước khi đưa gần 16.000 người Do Thái đến Auschwitz, Laszlo Csatary là nhân viên cảnh sát và giám đốc một trại giam của người Do Thái tại Kosice do Hungary chiếm đóng, hiện nay thuộc Slovakia. Hắn đang phải đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc khi có đầy đủ các tài liệu và nhân chứng về tội ác chiến tranh của Laszlo Csatary trước kia.

Một trong những tội danh mà Laszlo Csatary bị cáo buộc là “tra tấn người bất hợp pháp”. Những nhân chứng cho biết, Laszlo Csatary là kẻ đã đưa những người Do Thái hắn đang cai quản lên tàu đến những trại tập trung chết chóc khác của Đức Quốc Xã. Bên cạnh đó là thường xuyên dùng roi da để tra tấn những người bị tạm giam, từ chối mở lỗ thông hơi trên tàu hỏa để cho các tù binh thở. Với những tội danh này, Laszlo Csatary hiện đang phải đối mặt với án chung thân, sống nốt phần đời còn lại trong tù.

Adam Gellert, một chuyên gia về luật hình sự quốc tế, nghiên cứu về vụ án của Laszlo Csatary đã nhận xét: “Hắn là kẻ làm chủ cả sự sống và cái chết của những người Do Thái khi đó. Hắn trục xuất những người may mắn thoát chết sau những màn tra tấn tàn bạo đến các trại tập trung tàn khốc hơn”.

Vụ án của Laszlo Csatary đã thu hút được sự chú ý đặc biệt do 1 năm trước, nghi phạm Sandor Kepiro, một Đại úy cảnh sát Đức Quốc Xã khi xưa đã được tuyên bố trắng án với tội danh gây ra tội ác chiến tranh do tòa án Budapest quyết định. Quyết định này đã dấy lên một làn sóng phản đối gay gắt từ Serbia và các nhóm người Do Thái. Nguyên nhân được đưa ra là không đủ những bằng chứng mang tính xác thực chứng tỏ bị cáo ý thức được hậu quả hành vi của mình, xét trên góc độ luật pháp.

Năm 1948, một tòa án của Tiệp Khắc (cũ) đã kết án tử hình vắng mặt đối với Csatary. Tòa án Slovakia cho biết nếu bị trục xuất khỏi Hungary, Csatary sẽ phải chịu án chung thân.

Sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc và người Đức thua cuộc, Laszlo Csatary đã trốn sang Canada. Ở đây hắn biến mình thành một nhà buôn các tác phẩm nghệ thuật. Sau đó, hắn chuyển từ Montreal đến Toronto để sinh sống, cho đến những năm 1990 khi bị tước quyền công dân và phải tiếp tục chạy trốn.

Năm 1997, hắn đã biến mất và trốn đến Budapest, Hungary và sống thầm lặng cho đến khi Trung tâm về tội phạm chiến tranh Simon Wiesenthal đưa ra lời cảnh báo cho chính quyền Hungary, và hắn bị bắt giam vào ngày 18/7 vừa qua.


Csatary - tội phạm chiến tranh bị truy nã gắt gao nhất thế giới

Trung tâm Simon Wiesenthal còn bổ sung vào bản cáo trạng của hắn việc trục xuất khoảng 300 người Do Thái đến các trại tập trung vào năm 1941 và thường xuyên bắt những tù nhân của mình đào đất bằng tay không dưới tuyết lạnh và sẵn sàng nổ súng giết chết bất cứ ai có ý định bỏ trốn.

Viện Công tố Budapest cho biết, hiện tại Viện chưa thể coi Csatary là nghi can vì trước hết cần giải đáp những vấn đề được đặt ra trong cuộc điều tra. Sau đó mới có thể làm sáng tỏ một cách chính xác những tình tiết vụ án và ấn định những biện pháp điều tra tiếp tục trong tương lai.

Theo quan điểm của Giáo sư sử học Karsai Laszlo, những hành vi bạo hành của Csatary với người Do Thái là “vô nhân đạo, dã man”. Ngoài ra, Csatary rất có thể “đã biết hoặc đoán được” rằng những nạn nhân do hắn chuyển đi Auschwitz là sẽ vào chỗ chết, nhưng không thể chứng tỏ được điều này trước tòa.

Bộ trưởng Tư pháp Slovakia là Tomas Borec đã đề nghị một tòa án ở Kassa, Hungary nơi Csatary từng là cảnh sát trưởng, ban lệnh truy nã quốc tế và đưa ra một đề nghị dẫn độ. Ông Borec nói: "Đó là cơ hội cuối cùng để chúng tôi trừng phạt ai đó vì những tội ác đã gây ra trong Thế chiến II. Tội ác của Csatary không thể bào chữa được trên cơ sở hành động theo mệnh lệnh".

Một yếu tố quan trọng trong cuộc điều tra là phải tìm được các nạn nhân, người bị hại hiện vẫn còn sống, để có thể trực tiếp tường thuật về những sự kiện thời đó. Do các nạn nhân đều sinh sống rải rác ở nhiều quốc gia nên cần thông qua các hiệp định hỗ trợ tư pháp quốc tế.

Một yếu tố quan trọng trong cuộc điều tra là phải tìm được các nạn nhân, người bị hại hiện vẫn còn sống, để có thể trực tiếp tường thuật về những sự kiện thời đó. Do các nạn nhân đều sinh sống rải rác ở nhiều quốc gia nên cần thông qua các hiệp định hỗ trợ tư pháp quốc tế.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Mộc Châu chính thức được công nhận là Khu du lịch quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa ký Quyết định công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.