| Hotline: 0983.970.780

Cái thuốn xe đạp

Thứ Ba 13/08/2013 , 10:12 (GMT+7)

Hình ảnh cái xe đạp Phượng Hoàng của Trung Quốc không lúc nào rời khỏi đầu óc ông Thi, kể từ ngày ông nhìn thấy nó lần đầu tiên cách đó đã năm năm, do ông Thấu, người làng làm việc trên tỉnh cưỡi về...

Hình ảnh cái xe đạp Phượng Hoàng của Trung Quốc không lúc nào rời khỏi đầu óc ông Thi, kể từ ngày ông nhìn thấy nó lần đầu tiên cách đó đã năm năm, do ông Thấu, người làng làm việc trên tỉnh cưỡi về: Màu xanh cánh trả lóng lánh, con Phượng Hoàng màu vàng nổi bật trên khung xe, trông vừa đẹp vừa sang trọng, vành, đũa, ghi đông, bàn đạp... đều mạ kền trắng tinh.

>> Con lợn đẹn
>> Buổi cày đầu tiên
>> Miếng thịt trâu mất tích
>> Con nghé chết
>> Mối tình ''cơm cháy''
>> “Hùng chỉ”

Những khi ông Thấu dừng không đạp cho cái xe tự đi theo đà, cái râu líp nó kêu “tách tách tách tách tách...” nghe vui tai lạ. Gặp người, ông ấy bấm chuông “kính coong kính coong”, khiến ai cũng phải tránh đường, rồi khi ông ấy vụt qua, ai cũng phải nhìn theo bằng ánh mắt ngưỡng mộ. Giời tối, ông Thấu bật đèn xe sáng bằng mấy cái đèn pin, người đi ngược chiều cứ gọi là loá mắt. Còn cái yên xe, không biết nó được làm bằng loại da gì mà êm thế. Không biết đi xe đạp, và cũng chưa từng được ai cho ngồi sau xe đạp bao giờ, nhưng ông Thi dám chắc rằng ngồi lên cái yên xe ấy thì cứ gọi là... mát cả mông.

Thế nên khi biết tin rằng nếu hộ nào đã làm đủ “nghĩa vụ” lợn và gia cầm cho Nhà nước rồi, mà còn bán cho Nhà nước 2 tạ gia cầm theo giá “nghĩa vụ” (tức là chỉ bằng 1/3 giá chợ), sẽ được Nhà nước bán lại cho một cái xe Phượng Hoàng với giá 300 đồng, thì ông Thi hạ quyết tâm phải sở hữu bằng được một chiếc xe loại ấy.


Ảnh minh họa

Để có được hai tạ gia cầm, ông tìm đến những hộ trong làng đã hoàn thành nghĩa vụ gia cầm với Nhà nước nhưng vẫn còn dư, để hỏi mua gom theo giá chợ. Làng sẵn ao hồ nên gia cầm đa số là vịt. Theo tính toán của ông, vịt ngoài chợ 3 đồng một cân. Hai tạ vịt vị chi 600 đồng. Bán cho Nhà nước 1 đồng một cân, hai tạ vịt thành 200 đồng. Như vậy ông phải bỏ ra 400 đồng nữa, với lại tiền mua xe 300 đồng, là 700 đồng cả thảy. So với việc mua lại một cái “Phiếu phân phối xe đạp” (do những người được phân phối bán lại) vẫn rẻ hơn những 100 đồng, vì phiếu ấy họ bán đúng 500 đồng không bớt một xu, cộng với 300 đồng tiền mua xe nữa là 800 đồng. Còn nếu mua lại cái xe người ta đã đăng ký, đã dùng rồi đem bán, thì tuy có dưới 700 đồng một chút ít, nhưng một là mang tiếng chơi đồ cũ, hai là tuy xe của mình nhưng tên trong đăng ký lại là tên người khác (thời ấy, xe đạp phải được Công an đăng ký, cấp biển số mới được tham gia giao thông), tức không chịu được.

Mặc vợ phát rồ phát dại lên vì “có phải cán bộ cán beo gì đâu mà xe với pháo. Của một đống tiền, rước về rồi con cái nó đua đòi, nó bỏ việc để cả ngày chỉ nhông nhông trên xe, lại còn đèo bạn đèo bè, mấy lúc vứt đi”, ông Thi đã quyết là làm. Kiểm lại tiền nhà, nhờ tài câu cáy của vợ và tài giăng câu đơm đó của ông, cộng với sự chắt bóp từ ngót hai chục năm kể từ ngày vợ chồng lấy nhau đến lúc ấy, ông đã có năm trăm mười ba đồng, chỉ còn phải vay một trăm tám mươi bảy đồng nữa. Món nợ ấy chỉ ba năm là trả hết.

Sau mấy ngày xoay xở, vay mượn, ông Thi đã có đủ 700 đồng trong tay. Có tiền, việc gì cũng nhanh. Chỉ trong buổi sáng, số vịt hai tạ đã được gom đủ, buổi chiều chở vịt bằng xe ba gác lên cửa hàng thực phẩm huyện cân, xẩm tối thì ông đã về nhà với cái “Phiếu mua xe đạp” trong túi, trong phiếu ghi rõ rành rành là loại xe Phượng Hoàng.

Tin ông Thi được mua xe Phượng Hoàng lan khắp làng rất nhanh. Tối hôm ấy gần như cả làng đến nhà ông chúc mừng. Cụ Thìn bảo:

- Nhất nhà anh đấy. Thời trước cả tổng Ninh Cù này mới có lão Chánh tổng có con ngựa, với lại ông lý Hàn làng Đoài có cái xe đạp, nhưng mà là xe của Tây, không được đẹp như xe Phượng Hoàng. Thời ta bây giờ anh Hải chủ tịch xã được phân phối cái xe đạp Thống Nhất giá 270 đồng, nhưng không có tiền, phải bán lại phiếu lấy 200 đồng, đi họp huyện vẫn phải cuốc bộ từ sáng sớm.

Suốt đêm ấy ông Thi không ngủ. Sáng sớm hôm sau, dắt đủ 300 đồng trong người, ông cùng ông Ca, em ruột mình, cuốc bộ xuống cửa hàng bách hoá huyện. Tối hôm qua nghe anh rủ cùng đi, ông Ca bảo:

- Em không biết đi xe đạp. Sao bác không bảo thằng Tý nó đi cùng. Nó biết đi xe. Mua được xe rồi, nó đèo bác về có hơn không?

Ông Thi trợn mắt:

- Tậu xe đạp mà để thằng khác nó cưỡi đầu tiên, thì khác gì lấy vợ về mà lại nhờ thằng khác phá trinh.

Từ nhà đến bách hoá huyện đúng 12 cây số. Đứng bóng hôm ấy, thấy hai anh em lại về không, bà Thi ngạc nhiên quá đỗi. Ông Thi bảo:

- Cửa hàng hết xe Phượng Hoàng, chỉ còn xe Vĩnh Cửu thôi. Họ bảo tôi cứ lấy xe Vĩnh Cửu cũng được, cũng là xe Trung Quốc, giá bằng nhau, cũng tốt như nhau. Còn muốn lấy Phượng Hoàng thì phải chờ nửa tháng nữa. Tôi không nghe. Vĩnh Cửu sơn màu rêu, không bằng Phượng Hoàng màu xanh cánh trả. Chờ thì chờ.

Cuối cùng thì ông Thi cũng được như nguyện. Dắt cái xe Phượng Hoàng màu cánh trả ra khỏi cửa hàng, hai anh em đi một mạch đến 5 cây số mới vào hàng làm bát nước chè xanh. Ngắm cái xe, chợt ông Thi nhảy dựng lên:

- Chết rồi chú ơi. Xe của mình không có thuốn.

- Thuốn nào?

- Cái thuốn dắt vào khung xe này này. Có cái thuốn thì mới thuốn hơi vào bánh xe được. Xe Phượng Hoàng của ông Thấu cũng có cái thuốn. Đúng cái con bé thủ kho nó ăn bớt của mình rồi, thảo nào mà tôi nhìn mắt nó cứ gian gian, còn cái xe của tôi thì xẹp lép hai bánh. Chú ngồi đây, để tôi quay lại.

Để ông Ca ngồi lại với cái xe, ông Thi cuốc bộ một mạch trở lại kho bách hoá hùng hổ bảo cô thủ kho:

- Nhà chị giả tôi cái thuốn.

- Thuốn nào?

- Cái thuốn để thuốn hơi vào bánh xe chứ còn thuốn nào. Nhà chị ăn bớt của tôi thì phải giả tôi.

- Đấy là cái bơm. Có phải bác vào nộp tiền ở tài vụ, rồi lấy hoá đơn kiêm phiếu xuất kho mang ra đây không?

- Phải.

- Hoá đơn của bác còn đây. Trong hoá đơn chỉ ghi xe đạp Phượng Hoàng 1 cái, phần phụ tùng kèm theo không ghi gì. Thì tôi xuất đúng như vậy, tôi không ăn bớt.

- Xe là phải có thuốn. Nhất định nhà chị ăn bớt của tôi.

Hai bên cãi nhau ầm ĩ. Cửa hàng trưởng phải xuống, hẹn ông “Mai quay lại giải quyết”.

- Mai mà ông không giả tôi cái thuốn, thì tôi vào tận chỗ ông chủ tịch huyện tôi kêu, chứ ăn bớt của tôi là không xong đâu.

Nhưng theo chỗ tôi biết, thì đến tận lúc cái xe Phượng Hoàng đã cũ nát, ông Thi vẫn không đòi được cái thuốn, dù ông đã đi lại cửa hàng cả trăm lần, và đã kêu với ông chủ tịch huyện.

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngồi ở nhà, người dân Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp

THỪA THIÊN - HUẾ Từ ngày 22/4, người dân Huế có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 sẽ thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh VneID.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm