| Hotline: 0983.970.780

Rợn người trang trại đỉa

Thứ Ba 05/11/2013 , 10:10 (GMT+7)

Theo Thời báo Los Angeles (Mỹ), mặc dù có thân hình ghê sợ và khả năng hút máu ghê gớm nhưng đỉa lại được một số quốc gia đầu tư chăn nuôi như một loại dược liệu truyền thống từ lâu đời.

Theo Thời báo Los Angeles (Mỹ), mặc dù có thân hình ghê sợ và khả năng hút máu ghê gớm nhưng đỉa lại được một số quốc gia đầu tư chăn nuôi như một loại dược liệu truyền thống từ lâu đời. Một trong số đó là nước Nga với một Trung tâm đỉa y tế gần Moscow, nơi mà những sinh vật này được nâng niu và chăm sóc chu đáo.

>> Trang trại gián của Trung Quốc

Nơi đỉa được yêu thương

Yelena Titova đang lắc nhẹ chiếc bình chứa hàng chục con đỉa, quằn quại trong một làn nước hơi đục. Khi có một trong số chúng chìm xuống đáy bình và nằm bất động, Yelena không ngần ngại vục tay vào bình và vớt nó ra. Lúc đó cô không hề sợ hãi những con đỉa khác bám vào tay mình, tranh thủ hút máu mà trên thực tế Yelena thấy thích thú với điều đó.


Cô Yelena Titova nâng niu những con đỉa trong trang trại của mình

Cô là Giám đốc kiểm tra chất lượng tại Trung tâm đỉa y tế, nơi Yelena đã làm việc trong suốt 28 năm qua. Tuy nhiên, nhà khoa học thừa nhận rằng, trên thực tế cô chính xác là người chăm sóc lũ đỉa chứ không phải kiểm tra chúng.

Chia sẻ về công việc của mình, cô nói: “Tất cả những người làm nhiệm vụ nuôi đỉa ở đây đều là phụ nữ bởi vì chúng tôi có bản năng làm mẹ và đem đến sự yêu thương cho chúng. Những người đàn ông làm việc này không tốt chút nào”.

Phòng thí nghiệm đỉa thường xuyên được bao phủ bởi không khí yên tĩnh của một thị trấn hoang vắng, ngoại ô Moscow. Ở đây mỗi năm sản sinh ra khoảng 3 triệu con đỉa để cung cấp cho các cơ sở y tế của Nga và một số nước lân cận. Cách thủ đô khoảng 32km về phía Đông Nam, đây là khu công nghiệp đỉa lớn và lâu đời nhất thế giới.

Trong khi nhiều nước phương Tây xem đỉa là loài có nguy cơ truyền bệnh qua đường máu, nhưng ở Nga, việc dùng loài động vật này để điều trị trong y học đã có truyền thống lâu đời. Hiện nay, hàng chục ngàn bệnh nhân đang được chữa bệnh bằng khả năng hút máu và nước dãi chống đông máu của đỉa, từ những người bị vô sinh cho đến bệnh cao huyết áp.

Sở dĩ phương pháp này vẫn còn tồn tại là vì giá cả các loại thuốc hiện đại ngày càng tăng và không ít người có chứng sợ uống thuốc, thế nên loài động vật thân mềm có màu nâu sẫm này vẫn có giá trị trong ngành y.

Chữa bệnh

Yelena năm nay 52 tuổi, cô nói ở các Cty khác của Nga hay châu Âu, họ bắt đỉa hoang dã về sau đó nuôi chúng trong những hồ chứa ngoài trời, nhưng đó không phải là phong cách của cô.

Trong lúc tiếp các đoàn khách đến thăm trang trại, Yelena chia sẻ: “Chúng tôi nuôi đỉa trong nhà quanh năm. Phòng thí nghiệm này có đầy đủ mọi thứ để phát triển loài đỉa từ nơi chúng giao phối, lai tạo giống và nơi có những cái kén để đỉa mẹ đẻ con”.

Cô còn tiết lộ thêm, phòng thí nghiệm chăn nuôi đỉa này từng là nơi cung cấp nguồn đỉa để chữa bệnh đau đầu cho lãnh tụ Josef Stalin. Yelena nói: “Các bạn có thể tưởng tượng được sự bối rối của các bác sĩ thời đó khi dùng đỉa điều trị cho Stalin, một phương pháp khó coi và có thể sẽ phải chịu sự chỉ trích. May mắn thay ông thấy hiệu quả sau mỗi lần điều trị và vì thế cơ sở đã nhận được sự hỗ trợ để phát triển tốt hơn”.

Yuri Kuranov là doanh nhân 55 tuổi đến từ Moscow, đã 7 năm qua ông sử dụng đỉa như phương pháp định kỳ duy nhất để chữa một bệnh liên quan đến tiết niệu của mình.


Yuri Kuranov đang được điều trị bằng đỉa

Nằm thoải mái trên một chiếc ghế hơi dốc ở phòng khám tư nhân phía Tây Nam Moscow, Yuri nhắm mắt và nở một nụ cười thoải mái trong khi đang được điều trị bằng đỉa. Người đàn ông này không hề cảm thấy sự đau đớn hay khó chịu, mặc dù phía dưới rốn của ông đang có rất nhiều sinh vật nhầy nhụa bám chặt lấy da và hút máu.

Chia sẻ về quá trình điều trị bằng đỉa của mình, Kuranov nói: “Nó giống như vết muỗi cắn. Tôi biết mọi người sợ đỉa đa số vì ảnh hưởng tâm lý. Khi được điều trị bằng phương pháp này cách đây 7 năm tôi đã gần như ngay lập tức cảm nhận được một luồng sinh khí mới đang chảy trong các động và tĩnh mạch của mình”.

Xem đỉa như... con

Mỗi con đỉa thường được bán với giá 1,5 USD và mỗi bệnh nhân cần từ 1 - 10 con, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Những con đỉa được dùng trong y tế chỉ dài khoảng 2,5 - 5 cm, trong khi những con để lai giống thì to hơn rất nhiều.

Những con đỉa mà bác sĩ dùng cho ông Kuranov được nuôi trong những bình thủy tinh từ 3 -5 lít trong trang trại của Yelena.

Đỉa mẹ được nuôi trong các hộp đặc biệt, có lớp bùn mỏng bên dưới, mô phỏng giống môi trường tự nhiên chúng ưa sống. Từ đó, chúng đẻ trứng và được người nuôi tách ra trước khi các con con nở. Trong quá trình phát triển, lũ đỉa được tách dần nhau ra tùy theo kích thước, khoảng sau 1 năm kể từ khi ra đời sẽ có thể xuất đi các cơ sở y tế.

Ngoài Yelena còn có 30 nhân công nữa, hàng ngày thay nhau kiểm tra các lọ nuôi. Đây là những bình thủy tinh đã từng được dùng chứa các loại thức ăn hay rau củ, còn bây giờ thì chỉ để nước sạch cho đỉa sống và phải thay nước ít nhất 2 tuần 1 lần.

Lyubov Guseva, một công nhân đã làm việc 20 năm trong trang trại nói: “Bạn cần có sự cẩn thận để đỉa phát triển đúng cách. Tôi có cảm giác chúng như là những đứa con của mình khi chúng ăn, vuốt ve chúng và truyền tình yêu của mình cho chúng”.

Bà còn nhấn mạnh: “Tôi không thể nói với chúng về tình yêu của mình nhưng khi giữ những con đỉa trên tay tôi tin là chúng có thể cảm nhận được điều đó”.

Không phổ biến

Trong khi đó, ở Mỹ việc điều trị bằng đỉa là khá hiếm mặc dù Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ - FDA (Food & Drug Administration) đã từng cấp chứng chỉ chữa bệnh cho một số phương pháp kỳ quặc hơn, giả sử như dùng giòi để ăn các vết hoại tử.

Ở Mỹ, việc dùng đỉa là một phương pháp rất độc đáo và có ích với các bác sĩ phẫu thuật, chỉnh hình, họ dùng chúng vào việc lưu thông máu cho các vết thương sau khi nối ở ngón tay, chân hay thậm chí là da đầu.

Tiến sĩ L. Scott Levin, Chủ nhiệm khoa phẫu thuật chỉnh hình, Viện Y Perelman của Trường Đại học Pennsylvania, Mỹ nói: “Khi gặp phải rắc rối và bạn không thể tái tạo các cấu trúc mạch máu cho nạn nhân, chúng tôi sẽ gọi những người bạn của mình - đỉa - đến xử lý”.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm