| Hotline: 0983.970.780

Khoa học kỹ thuật ư? Kệ!

Thứ Tư 09/06/2010 , 13:15 (GMT+7)

Có nhiều buổi hội thảo đầu bờ có ích lợi cho người dân, nhưng cũng không ít lần ấy, người dân đáng lý phải xin đi học chăm chỉ thì số người ghi chép chăm chú, đặt câu hỏi chỉ cỡ 10%, tối đa 20%. Họ cứ ngồi tham gia như có mặt cho phải phép vậy. Thậm chí, nhiều người chỉ đến nhận… phong bì rồi về.

Nông dân chỉ chăm chăm làm ngoài kiếm "tiền tươi"
Có nhiều buổi hội thảo đầu bờ có ích lợi cho người dân, nhưng cũng không ít lần ấy, người dân đáng lý phải xin đi học chăm chỉ, họ lại đến nhận… phong bì rồi về.

>> Đất bỏ hoang vẫn phải đi... mua rau
>> Nông dân - Khi nào chuyên nghiệp?

Ngáp vặt khi tập huấn kĩ thuật

Tiến sĩ Phùng Quốc Quảng, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia, đơn vị chuyên đi giảng dạy, tập huấn, phổ biến KHKT cho bà con nông dân có tâm sự với tôi rằng, có sự khác biệt vùng miền về thái độ học tập của nông dân. Chỉ nghe tin ai rỉ tai có chuyện phổ biến KHKT, nông dân trong Nam đã ùn ùn kéo đến chứ không cần phải hỗ trợ này nọ. Có diễn đàn trong Nam đông tới 1.100 người mặc dù giấy mời phát ra rất hạn chế chỉ 300-500 người. Nông dân Nam họ tự chạy xe, đi đò kéo nhau đến hỏi các nhà khoa học, xin các tư liệu tập huấn, nghiền ngẫm các tiến bộ mới, xem các mô hình hay. Nông dân nhiệt tình nên các doanh nghiệp liên quan cũng rất đồng hành với cơ quan chuyển giao KHKT. Ngược lại ở ngoài Bắc tổ chức diễn đàn lớn nhất cũng chỉ cỡ 400 người, còn trung bình tròm trèm 200, cá biệt có đợt chỉ lèo tèo chưa đầy 100 người dù là mời khá nhiều.

“Bản thân người nông dân Bắc không tham gia nhiệt tình, đến ít, không say sưa đặt nhiều câu hỏi. Số người ghi chép chăm chú, đặt câu hỏi chỉ cỡ 10%, tối đa 20%. Họ cứ ngồi tham gia như có mặt cho phải phép vậy. Nông dân không mặn mà, doanh nghiệp cũng nản, ít tham gia hay nói thẳng không muốn tham gia”, ông Quảng nói.

Tôi có tò mò hỏi tiến sĩ Quảng rằng những người ngoài ngành khi nhìn vào lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ cho nông dân, thấy cuối buổi cứ phát phong bì, ký tên tíu tít, họ hiểu một cách trực quan rằng phải có hỗ trợ tiền dân mới đi học. Điều này có đúng không? Ông Quảng ngập ngừng hồi lâu rồi trả lời: “Vấn đề này quả thực tôi không rõ. Rất khó hiểu được chuyện có tiền hay không có tiền ảnh hưởng thế nào đến việc nông dân đi học, đi tập huấn KHKT. Rõ ràng chính xác nhất chỉ có đánh giá thông qua thái độ của họ. Hiện tại chế độ 40.000đ/buổi là hỗ trợ tiền ăn, trong hướng dẫn của khuyến nông cũng ghi rõ là tiền ăn. Đặt ngược lại vấn đề nếu không có hỗ trợ nông dân Bắc họ có đến không? Không có tiền chắc nhiều người không đến vì việc học hỏi cái mới, kiến thức đó đối với họ chẳng có gì cần thiết. Họ gần như có tư tưởng rằng, đinh ninh rằng những buổi tập huấn ấy “cũng thế thôi chứ chẳng có gì mới mà học. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

“Tôi nhớ lần tập huấn về bò sữa cho nông dân ở Phú Thọ, lúc con bò sữa đang còn sốt. Trời nắng chang chang, nóng lắm nhưng dân cứ quây lấy hỏi quên cả giải lao, khiến cho tôi mệt nhoài mà vẫn thấy vui, thấy việc mình làm có ích. Tiếc thay! Những buổi tập huấn ấn tượng, hăng say như thế ít lắm! Đi tập huấn mà nhàn tênh, nhìn nông dân ngáp vặt tự nhiên thấy mình thừa thãi quá”, ông Quảng ngậm ngùi.

“Áp dụng KHKT làm gì cho mệt óc”

Nông dân Vũ Thị Hậu, 25 tuổi, thôn Bá Đoạt xã Long Xuyên (Bình Giang, Hải Dương) thú thật: “Chưa bao giờ em đi tập huấn dù có 2 mẫu đất trong đó có cỡ 5 sào ao. Chồng em cũng chẳng chú ý đến nông nghiệp mấy mà chỉ đi làm thuê ở Quảng Ninh kiếm tiền tươi thôi”.

Không đầu tư mạnh, 2 mẫu đất của chị Hậu cả một năm chỉ thu được cỡ 20 triệu, tính công làm lãi được 5-6 triệu. Tình trạng lười tiếp cận cái mới là bệnh chung của cả thôn Bá Đoạt chứ không riêng gì nhà chị Hậu. Năm 2009, loa thôn gọi ồi ồi báo có cuộc tập huấn chuyên đề thuỷ sản. Bá Đoạt có 45 mẫu chuyển đổi lúa cá, cứ ngỡ cuộc tập huấn này sẽ “ngãi đúng chỗ ngứa” của bà con. Phông bạt, loa đài, hội trường chỉn chu cả, trưởng thôn dự, cán bộ tập huấn có mặt đầy đủ nhưng đến giờ rồi mà mãi chẳng có ai. Cán bộ chán nản, hết ông nọ nhìn ông kia rồi đăm đăm nhìn xuống những… hàng ghế trống. Chờ đợi mãi cuối cùng chỉ có vài nông dân lục tục đến. Đa số nông dân đều sản xuất theo tập quán nông nghiệp của cả…vài trăm năm trước. Như nhà chị Hậu chẳng hạn, đến giờ vẫn cấy giống đã quá cũ kỹ là Q5 “gạo lợn” cho năng suất. Ao thả cá cũng chỉ thả độc cá trắm, thứ cá dân dã dễ nuôi nhất, cho ăn toàn cỏ, không phải mua cám công nghiệp. Đất đai nhiều nhưng chị cũng chẳng tận dụng để trồng trọt được mấy mà chỉ quãi ít rau muống hạt - thứ rau chẳng phải chăm sóc gì, tự bò, tự lớn, còn nhiều chỗ để cỏ mọc đầy.

Nông dân miền Bắc giữ ruộng nhất là vùng ven đô không phải để làm nông nghiệp mà đợi ngày nào đó có quy hoạch, có đền bù. Đi khắp các vùng ngoại thành gặp nhiều nông dân các tỉnh đến làm thuê còn người Hà Nội hầu như không làm ruộng nữa. Bản thân giá trị gia tăng do đất làm ra thấp, quá thấp. Chúng tôi điều tra ở vùng Đông Anh (Hà Nội), làm lúa một vụ giỏi lắm lãi 50-100.000đ/sào. Đấy là tính công làm lãi còn tính cả công vào nữa là lỗ. Nông nghiệp không giúp họ khấm khá, làm giàu. PGS - TS Trần Đức Viên, Hiệu trưởng trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội.

Tại thôn dân Mi Cầu xã Tân Hồng (Bình Giang, Hải Dương), khoảng 90% người dân phải mua từ quả ớt, lá hành đến cọng rau sống, rau chín chứ chẳng còn trồng rau, tăng gia gà vịt như trước. Lớp tập huấn kỹ thuật đi toàn người già, có người không biết chữ, nghe câu được, câu chăng ra khỏi bậu cửa hội trường là gần như quên sạch. Họ lý luận: “Dào ôi, trồng lúa cần gì mấy cán bộ phải dạy? Có chăm tốt, chăm theo khoa học cũng chỉ tăng thêm 1-20kg/sào chứ áp dụng làm gì cho mệt óc”. Người làng cũng chỉ dám trồng lúa là thứ dễ nhất chứ không dám đưa vào những cây trồng có giá trị cao nhưng đòi hỏi trình độ canh tác cũng phải hiện đại.

Nông dân Đỗ Thị Nhàn bảo: “Cả làng cả xã cứ gọi loa là phun thuốc, chúng tôi phun tuỳ theo ý, cứ hay cho thêm thuốc cho…có tác dụng chứ không cần biết ruộng nhà mình sâu bệnh mật độ ra sao, có đáng phun hay không, lứa sâu nào phun là có tác dụng nhất. Tập huấn ghi lên bảng rồi quên, về áp dụng theo kiểu cũ, bị bệnh là ra cửa hàng họ bảo mua thuốc gì, về phun ra sao thế thôi”.

Hỏi chuyện có sống được bằng ruộng không? “Chết, chết, không đảm bảo tí nào. Cả làng còn 5 con trâu, 10 con bò và cỡ 200 con lợn, gần như nông dân bỏ bê chăn nuôi. Đời sống tinh thần ngày một đi xuống. Những đồ cổ từ cái tủ chè, cái ấm, cái bát, cái lọ đến hoành phi, câu đối - những chứng tích về nền văn minh nông nghiệp lúa nước cả ngàn năm của ông cha, nay con cháu đều bán sạch. Hình thức giải trí ở làng gần như chẳng có gì ngoài một năm có một hai lần đoàn văn công về diễn qua quýt những ngày cần vận động tuyên truyền cho một chính sách nào đấy. Đọc báo gần như một thứ xa xỉ phẩm hoàn toàn vắng bóng. Xem ti vi bà con chỉ ngó kênh nào chiếu nhiều phim Hàn, phim Tàu đẫm nước mắt, lâm ly chuyện máu trắng, ung thư”, chị Nhàn trả lời.

Nhiều nông dân có thâm niên làm ruộng hàng mấy chục năm nhưng ngay cả những kỹ thuật thâm canh cơ bản nhất cũng lúng túng, người chưa biết thì không thèm học hỏi, người biết rồi thì không chịu áp dụng bởi cái tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.Minh chứng rõ ràng nhất là tại mô hình “Cùng nông dân ra đồng” thực hiện trong vụ đông xuân vừa qua ở xã Nhơn Lộc. Khi có cán bộ nông nghiệp trực tiếp theo dõi, hướng dẫn quy trình canh tác thì năng suất tăng từ 60 tạ/ha lên 80 tạ/ha, cá biệt có hộ đạt 90 tạ/ha. Thực ra quy trình canh tác ấy không mới, hầu hết nông dân đều đã “rành sáu câu” nhưng họ không chịu thực hiện.

Rồi như trong đợt dịch rầy hoành hành trong vụ đông xuân, có nhiều đám ruộng rầy đã đen gốc rồi mà chủ ruộng vẫn không chủ động phun thuốc cứu lúa, cứ ngong ngóng chờ Nhà nước về dập dịch. Tư tưởng ỷ lại thấm đẫm cả vào chuyện sản xuất lúa lai. Giống lúa lai mặc dù cao hơn các giống lúa thuần mấy chục ngàn/kg nhưng mật độ gieo sạ ít, năng suất lại cho rất cao nên hiệu quả kinh tế là rất rõ. Mấy năm nay nhờ tỉnh, huyện h trợ giá giống nên phong trào làm lúa lai tăng cao. Thế nhưng nếu bây giờ tỉnh, huyện không còn h trợ giá giống nữa thì tôi tin chắc đa số nông dân sẽ quay lưng với lúa lai ngay”,ông Trần Châu, Chủ tịch UBND huyện An Nhơn (Bình Định)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm