| Hotline: 0983.970.780

Bán cả... "cần câu"

Thứ Năm 10/06/2010 , 07:15 (GMT+7)

Nhà nước hỗ trợ người nghèo "cần câu" ( trâu, bò) những mong họ bớt đi cực khổ; thế nhưng ở nhiều nơi, với nhiều người, việc giúp là trách nhiệm của Nhà nước, còn “trách nhiệm” của họ là bán đi để tiêu xài và… chờ dự án mới!

Nhà nước hỗ trợ người nghèo "cần câu" ( trâu, bò) những mong họ bớt đi cực khổ; thế nhưng ở nhiều nơi, với nhiều người, việc giúp là trách nhiệm của Nhà nước, còn “trách nhiệm” của họ là bán đi để tiêu xài và… chờ dự án mới!

>> Khoa học kỹ thuật ư? Kệ!
>> Đất bỏ hoang vẫn phải đi... mua rau
>> Nông dân - Khi nào chuyên nghiệp?

Lời nói dối không ngọt ngào

Nhờ tiềm năng quỹ đất đồi núi dồi dào, những năm 2005-2006, tỉnh Yên Bái đã phê duyệt chương trình phát triển đàn bò trong tỉnh thông qua việc hỗ trợ cho các gia đình nghèo đặc biệt khó khăn nhằm giúp họ thoát nghèo. Theo đó, mỗi hộ gia đình nghèo đã qua bình xét ở thôn xóm sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 3 triệu đồng để mua một con bò cái sinh sản (người dân hay gọi là “bò nghèo”). Nếu tiền mua bò bị thiếu, Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện sẽ cho nông dân vay lãi suất thấp trong hạn 60 tháng mới phải trả vốn (từ 2 đến 4 triệu đồng/hộ). Để dân nghèo chắc ăn hơn khi nuôi bò, tỉnh Yên Bái còn hỗ trợ mỗi hộ 100 nghìn đồng tiền mua giống cỏ voi để trồng cho bò ăn, 50 nghìn đồng tiền phối giống cho bò cái cũng như tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò, kỹ thuật trồng cỏ và xây dựng chuồng trại ngay tại các xã... 

Những con bò nghèo trơ xương còn sót lại ở xã Suối Mu (huyện Văn Chấn)

Chính sách như thế, có thể nói là chu đáo. Nhưng chừng ấy vẫn không thể giúp chương trình “bò nghèo” có được kết quả như mong đợi. Tới cuối năm 2009, tỉnh Yên Bái rà soát lại hiệu quả của chương trình “bò nghèo” thì sơ bộ đã có gần 900 con bò (trong tổng số 4.000 con ban đầu) của chương trình bị chết, trong đó huyện Văn Chấn gần 150 con (trong tổng số 1.000 con ban đầu) đã bị dân nghèo làm chết, hoặc đem bán vì nhiều lí do. Đó chỉ là con số báo cáo, còn trên thực tế, số “bò nghèo” sót lại ở các địa phương là không đáng kể.

Đơn cử như tại xã Bình Thuận (huyện Văn Chấn), báo cáo chỉ có 5 con (trên tổng số 64 con) bị dân bán, nhưng khi tôi kiểm tra, riêng thôn Đát Tờ đã có 6 trên tổng số 7 con ban đầu bị dân bán mất. Còn tại xã Phúc Sơn, sau một hồi bị ông Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Dào chối quanh bảo không rõ “bò nghèo” còn sót lại bao nhiêu con, tôi đành phải xuống thôn Điệp Quang dò hỏi thì được biết, trong số 8 con “bò nghèo” ban đầu thì bây giờ chỉ còn lại 2 con mà thôi, trong đó 5 con đã bị chết. Hỏi nguyên nhân vì sao bò chết, ông trưởng thôn Hoàng Văn Sương liệt kê răm rắp như thuộc lòng: “Bò nhà ông Hặc, ông Thuận, ông Pọm thả rông, không có người trông nên rơi xuống hố chết. Bò ông Sinh thả rông phá vườn của dân xã bên bị chủ vườn đánh chết. Bò nhà tôi thả rông ăn vào lá sắn Tàu, bị say cũng chết nốt. Chỉ còn bò nhà ông Phớ, nhưng ông Phớ cũng không nuôi nên cho người bên huyện Trạm Tấu nuôi hộ”.

Để có nguồn thức ăn cho trâu bò hỗ trợ, Phòng Nông nghiệp đã mở đủ các lớp dạy kỹ thuật trồng cỏ, hỗ trợ giống cỏ voi về tận tay người dân. Thế nhưng ý thức học tập của người dân rất kém, học trước quên sau. Còn giống cỏ thì đem về bỏ khô như củi, trong khi đất bỏ hoang. Chuồng trâu bò mặc dù cán bộ đã hết hơi tuyên truyền dân làm cẩn thận, nhưng kiểm tra thì rất ít hộ làm theo khiến trâu bò chết rét rất nhiều. Bà Lê Thị Bình, Phó phòng Nông nghiệp huyện Văn Chấn (Yên Bái)

Theo lời trưởng thôn, tôi tới nhà Hoàng Văn Sinh hỏi về tung tích con “bò nghèo” được hỗ trợ thì Sinh lại bảo đã bán con bò ấy để lấy tiền mua con trâu rồi, chứ không phải là nó bị chết do nhảy xuống hố như trưởng thôn Sương nói. Thật chẳng biết tin lời ai về chuyện số “bò nghèo” có bị chết thật hay không. Dẫu thế, tôi vẫn hỏi Sinh sao lại phải bán con bò ấy? Sinh bảo, con bò ấy lúc được hỗ trợ giá những 5 triệu, nhưng dắt về nó không chịu gặm cỏ như con trâu, chỉ nghển cổ chạy dúi dụi, nhà lại không cắt được cỏ cho bò ăn nên nó gầy yếu dần, phải đổi lấy con nghé trị giá chưa đầy 3 triệu.

Tôi đang nghi ngờ không hiểu, sao lại có giống bò không ăn cỏ; vả lại ở đây, nhìn quanh thấy toàn đồi núi, đất hoang cỏ dại mọc như rừng mà lại bảo không kiếm được cỏ cho bò ăn thì vô lí quá. Mà giả như không có cỏ tự nhiên thì đất hoang nhiều thế, giống cỏ voi Phòng Nông nghiệp huyện Văn Chấn bảo chở về tận các xã, cớ gì lại không trồng cho bò ăn? Chưa dứt lời thì anh thanh niên hàng xóm tên Hà Văn Ơn chạy sang rỉ tai tôi: “Đúng là có chuyện bò hỗ trợ do chưa quen khí hậu nơi ở nên kén ăn cỏ, nhưng không đến nỗi nó không ăn. Nhiều nhà nhận được bò hỗ trợ, không muốn nuôi vất vả mà lại bán đi lấy tiền ăn tiêu, nên phịa ra chuyện bò gầy ốm chết”.

Ơn còn bảo, trước khi nhận bò, các hộ đều ký cam kết trồng cỏ voi ít nhất 500 mét vuông, làm chuồng nuôi cẩn thận. Thế nhưng thực tế ở đây chẳng có ai làm chuồng, hoặc chỉ cắm mấy cái cọc phủ lá cây cho có lệ. Còn giống cỏ voi thì có hộ chẳng thèm nhận, có hộ nhận về cũng bỏ khô như que củi chứ chẳng ai chịu trồng. Không có cỏ ăn, mùa rét đến, bò xù lông gầy trơ xương. Thế là dân bán, giết thịt. Có người vớt được tiền mua lại trâu, nhưng cũng có hộ giết thịt đánh chén. Còn tiền bán “bò nghèo” họ ăn tiêu vào việc gì thì có trời mới biết.

Chưa ấm chuồng đã bán

Vào năm 2009, khi chương trình “bò nghèo” chưa kịp tổng kết, huyện Văn Chấn đành phải chuyển sang chương trình “trâu nghèo”. Phương thức hỗ trợ cũng y hệt như chương trình “bò nghèo”. Thế nhưng lần này, không ít hộ nghèo lại vẫn... không thích nuôi trâu! 

Được hỗ trợ “trâu nghèo”, nhưng Sửu ngại nuôi, bán đi mua xe máy

Tôi ngẫu nhiên về thôn Đát Tờ (xã Bình Thuận) xem số phận những con “trâu nghèo” ấy bây giờ ra sao. Ông trưởng thôn Vũ Văn Dị thở dài: “Nói thật thì xấu hổ, nhưng đúng là có hộ trâu chưa về ấm chuồng đã bán mua xe máy”. Ông Dị dẫn tôi sang nhà Vi Văn Sửu. Nhà Sửu thuộc diện nghèo kinh niên nên năm 2009 được huyện hỗ trợ một con trâu cái sinh sản giá 7 triệu, trong đó huyện hỗ trợ 5 triệu, còn 2 triệu do Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay. Trâu dắt về chưa nóng chuồng, chỉ được ít lâu người ta đã thấy Sửu gọi lái buôn vào dắt đi. Chẳng biết tiền bán trâu tiêu vào việc gì, nhưng ít hôm sau người dân thôn Đát Tờ đã thấy Sửu cưỡi chiếc xe máy cáu cạnh tối ngày nhong nhong đi uống rượu. Đương nhiên, số tiền 2 triệu nợ Ngân hàng thì đến giờ Sửu vẫn chưa trả.

Tôi hỏi, trâu ấy do Nhà nước cho để nhà anh nuôi thoát nghèo, sao lại bán? Sửu lí sự rằng do con trâu ấy bị ghẻ, ốm nên phải bán. Sửu chưa dứt lời thì bà hàng xóm tên là Định chạy sang: “Ghẻ gì. Nó chỉ bị nẻ da một chút, vẫn ăn cỏ bình thường đấy thôi. Không mua thuốc về chữa mà lại bán đi”. 

Cùng thôn với Sửu, hộ ông Bính (thôn Đát Tờ), xã Bình Thuận nhờ nuôi tốt “trâu nghèo” nên đã sắp thoát nghèo

Tiện nói thêm về nhà Sửu, theo như lời trưởng thôn Dị bộc bạch thì chẳng phải vì Sửu ốm yếu, không có nhân lực như lời anh ta hay than thở hay không có ruộng vườn mà chủ yếu do không chịu làm lụng. Nhà Sửu có những 2 đồi chè ngót 5.000 mét vuông, có cả ao cá, đất đồi rộng thênh thang. Nhà lại còn 3-4 đứa con đang độ sung sức. Bản thân Sửu trông to cao khỏe mạnh chẳng có vẻ gì là người ốm yếu. 9h sáng, tôi vào nhà Sửu nhưng anh ta đang la cà đâu đó. Đứa cháu bảo đang đi mượn cần câu về câu cá. Nhìn xuống ao nhà Sửu thấy rõ cả cọng rêu, tôi nghị bụng chẳng biết lấy đâu ra cá để câu? Đã thế mấy mảnh vườn quanh ao cỏ dại mọc um tùm. Còn 2 đồi chè nhà Sửu thì cây bụi, cỏ dại cũng nhiều hơn chè… (Còn nữa)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm