| Hotline: 0983.970.780

Nhắn nhủ cái đầu luôn đổi mới

Thứ Tư 22/09/2010 , 14:00 (GMT+7)

20 năm làm cán bộ trong thời kỳ kháng chiến, 33 năm làm cán bộ thời bình, trước khi nghỉ hưu, ông Lê Văn Hoan đã kinh qua rất nhiều chức vụ. Suốt quá trình ấy, ông luôn hướng đến hai mục tiêu lớn nhất của một người cán bộ mà không phải ai cũng làm được, đó là “đổi mới” và “vị tha”.

Ông Lê Văn Hoan: "Xa dân là chết"
20 năm làm cán bộ trong thời kỳ kháng chiến, 33 năm làm cán bộ thời bình, trước khi nghỉ hưu, ông Lê Văn Hoan đã kinh qua các chức trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Mặt trận, thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Bình Trị Thiên, sau này là thường vụ  tỉnh Quảng Trị, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Trị Thiên rồi tỉnh Quảng Trị...

>> Ngàn lẻ chuyện quanh “top 4C”
>> Tai họa những quyết định ngẫu hứng
>> Rượu chè, bài bạc, con rơi...
>> Chuyện Chủ tịch xin từ chức& Bí thư xã đi xe Lếch - xù
>> Bản ''sớ'' 22 điều& chuyện quan ''rụng'' ở Cộng Hòa
>> ''Bom phân'' & đòn tinh thần
>> Tìm được cán bộ đàng hoàng khó quá
>> Hai mặt lá phiếu, lá đơn
>> Dân mong gì ở cán bộ?

Suốt quá trình ấy, ông luôn hướng đến hai mục tiêu lớn nhất của một người cán bộ mà không phải ai cũng làm được, đó là “đổi mới” và “vị tha”. Trong bài thơ "Dặn lòng" của ông, có câu: “Nhắn nhủ cái đầu luôn đổi mới/ Ghi lòng tạc dạ chữ vị tha”.

Bị kiểm điểm vì đòi... chia tỉnh

Khi kể về ông Hoan, ông Lê Hữu Thăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, xem ông Hoan như một “huyền thoại sống”. Cùng hoạt động bí mật với ông Hoan, ông Thăng biết rất nhiều chuyện về “huyền thoại sống” này. Hai mươi năm làm lãnh đạo, hoạt động bí mật tại đồng bằng, miền núi và trung du huyện Triệu Hải (nay là huyện Triệu Phong và Hải Lăng) ông Hoan chưa một lần bị bắt. Một phần ông như có giác quan thứ sáu, luôn dự đoán được những điều sắp xảy ra để có hướng xử lý thích hợp.

Song cái quan trọng ông rất có uy tín, được dân quý mến. Hồi ấy những cơ sở tốt của cách mạng lần lượt được tổ chức giới thiệu kết nạp vào Đảng Cộng sản. Nhiều người dân khi vào Đảng họ nói không biết Đảng Cộng sản là gì, chỉ biết rằng đó là “Đảng của ông Hoan”. Ông Lê Hữu Thăng bái phục: “Không phải người lãnh đạo nào cũng quy tụ được lòng dân tin yêu đến như vậy”.

Sau hoà bình, ông Hoan làm Bí thư huyện Triệu Hải, rồi những tháng ngày ông làm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Trị Thiên, khoá VII, luôn được bạn bè nhớ mãi. Một thực tế khách quan ngày ấy đất nước ta có quá nhiều tỉnh rất rộng lớn, người nông dân rất khổ sở mỗi khi “về kinh”, như các tỉnh Hà Nam Ninh, Bình Trị Thiên... Riêng Bình Trị Thiên có chiều dài hơn 400 km, từ núi Hoành Sơn ở phía Bắc đến Hải Vân ở phía Nam. Hiểu dân, ông Hoan làm đơn đề nghị các đại biểu Quốc hội Bình Trị Thiên ký vào đề nghị Quốc hội bàn đến chuyện chia tách tỉnh nhưng chỉ có hai người đồng ý.

Không chịu bó tay, ông Hoan chuyển lá thư kiến nghị ấy cho đài phát thanh tỉnh và báo Đảng tỉnh, đài phát xong thì ban giám đốc đài bị kiểm điểm, còn bài báo lên khuôn vẫn bị gỡ ra... Thế là không được. Ông Hoan viết thư gửi thẳng ra Quốc hội đề nghị đưa chương trình nghị sự phân chia đơn vị hành chính vào nội dung làm việc của kỳ họp, được Quốc hội đồng ý...

Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Trị Thiên nghe tin ông Hoan đòi phân chia đơn vị hành chính nên mở cuộc họp kiểm điểm, vì sao ông Hoan dám “đổi mới”. Ông Hoan bảo mình kiến nghị một chuyện lớn cho đất nước, không riêng gì Bình Trị Thiên. Với tư cách Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, ông có quyền bảo vệ dân nghèo... Sau đó, đồng chí Đỗ Mười - hồi ấy là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vào làm việc với tỉnh Bình Trị Thiên, đồng ý theo ý kiến của ông Lê Văn Hoan, chia tách tỉnh để phục vụ quyền lợi sát sườn hơn cho người dân. “Chuyện ấy bây giờ là bình thường, song hơn 20 năm trước, ông Hoan dám kiến nghị với Trung ương như vậy đúng là đâu dễ dàng gì”, ông Thăng nói.

Ông Lê Hữu Thăng kể tiếp: Thời ông Hoan làm Bí thư huyện Triệu Hải, khi Chính phủ cho triển khai công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn, hệ thống kênh mương này sẽ tưới tiêu cho hàng vạn hecta lúa nhưng lại uy hiếp sự an toàn của cư dân huyện Triệu Phong và thành cổ Quảng Trị. Ông Hoan đề xuất phương án xây cống An Tiêm phân lũ và đảm bảo an toàn cho hệ thống Nam Thạch Hãn. Ý kiến ông bị bác ngay khi mới đưa ra. Mùa lại đến mùa, thiên tai lại đổ về liên tục, hàng vạn nhà dân bị ngập, nhiều người bị chết tang thương trong lũ lụt... Rồi trận lũ lịch sử năm 1999 ập đến làm nhiều người chết quá thì người ta mới thấu hiếu được, ý kiến của ông Hoan về cống An Tiêm hoá ra rất khoa học.

Cống An Tiêm đã được xây dựng là niềm mơ ước của hàng vạn người dân vùng lũ Quảng Trị. Đây là công trình phân lũ và tích hợp nhiều chức năng mà ông Hoan đã nhìn ra rất sớm. Ông Lê Hữu Thăng nói cả chục năm nay lũ vẫn về ào ạt khi mùa mưa đến, song vì có cống An Tiêm nên nông dân không còn cảnh chạy lũ nữa. Nhiều người có chức quyền ngồi lại chiêm nghiệm ngày đó mà sớm nghe ông Hoan thì dân mình không bị chết oan vì lũ.

Nghĩa tình, vị tha

Ông Hoan đến thăm các trẻ em tại Trung tâm phục hồi chức năng phường 5, Đông Hà

Khi làm quan, những ứng xử của ông Hoan với nhân viên cũng rất tình cảm, khiến nhiều người nhớ mãi. Anh Thanh Hiếu, nguyên là cán bộ Mặt trận tỉnh Quảng Trị, kể: Vì mới vào làm việc nên anh phải trực cơ quan đến tối 29 âm lịch. Mới tờ mờ sáng 30 Tết, thấy Chủ tịch Hoan đến cơ quan. Biết nhân viên chuẩn bị về quê đón Tết nhưng hành trang chỉ là chiếc xe đạp cà tàng và hai tay không. Lương cán bộ mới ra trường không đủ ăn cơm ngày hai bữa, lấy đâu sắm tết cho gia đình. Chủ tịch Hoan bảo anh Hiếu đợi ông một lát.

 Mười phút sau ông Hoan xách hai chai rượu Xika (đặc sản của Quảng Trị), một ký chè ngon bảo nhân viên rằng ông gửi chút quà mang về cho hai cụ ở nhà đón Tết. Anh Hiếu sững sờ trước sự quan tâm, chia sẻ của Chủ tịch Hoan. Hết Tết, trở lại cơ quan làm việc. Trời rét buốt xương nhưng ngày nào thấy anh Hiếu cũng mặc chiếc ao sơ mi. Thấu hiểu hoàn cảnh của nhân viên, một buổi sáng ấy ông Chủ tịch đi làm sớm, ghé qua phòng trọ của Hiếu, nhét vào tay anh chiếc áo Veston với lời chia sẻ “đang còn rét dài lắm...”.

Trước khi về hưu, ông Hoan lập ra Hội từ thiện ước mơ sẽ giúp được cho dân nghèo. Chị Trần Thị Phương Hồng, cán bộ Mặt trận tỉnh Quảng Trị, kể: Ông Hoan luôn hiểu việc chia sẻ nỗi đau là phải chung tay, không thể khoán trắng cho ai. Cách ông Hoan đi điều tra nạn nhân chất độc màu da cam cũng khác người. Đến từng nhà chụp ảnh, ghi chép đầy đủ từng hoàn cảnh cụ thể, lập một danh sách thật khoa học. Có hôm, ông đến nhà chị Nguyễn Thị Xoan ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, gặp 4 đứa con trong một gia đình bị ảnh hưởng chất độc da cam, ông rơi nước mắt. Vậy là ông rút tiền túi của mình ra giúp chủ nhà đi mua gạo cho các cháu có ăn đỡ vài bữa.

53 năm làm lãnh đạo, ông đúc kết cái đạo của người làm quan tuy không mới song rất nóng hổi : “Xa dân là chết. Hãy biết nâng niu dân như nâng niu chính mình”.
Có uy tín và có tâm, ông kêu gọi các tổ chức nhân đạo quốc tế hỗ trợ kinh phí lập ra trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật, cho người nghèo mượn vốn giải quyết việc làm. Nhờ ông, hàng trăm trẻ em da cam ở Quảng Trị được phục hồi chức năng, hoà nhập cộng đồng. Ông Nguyễn Trâm ở xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, xúc động: "Có ông Hoan cho mượn tiền để nuôi bò đẻ nên hôm nay gia đình tôi mới có được cái ăn, cái mặc cho các cháu đang lâm bệnh. Cái ơn của ông Hoan gia đình tôi không biết khi nào trả được". Không riêng gì gia đình ông Trâm, hàng trăm hộ nạn nhân chất độc da cam ở Quảng Trị đều được ông Hoan tận tình giúp đỡ bằng nhiều cách khác nhau, họ xem ông như “ông bụt” giữa đời thường.

Hôm lũ lớn cuối năm 2009, ở tuổi tám mươi, ông Hoan lại tất tả đi kêu gọi người ta quyên góp, ủng hộ các nạn nhân. Thấy ông già không sợ chết, xông pha ra giữa lũ lớn phát mì tôm cho bà con, nhiều người ái ngại, ông thì bình thản: Chân tôi còn khoẻ là tôi cứ tiếp tục đi mãi. Giúp được một cái gì cho bà con nông dân lòng tôi thanh thản vô cùng. Tôi luôn cảm thấy mình nợ dân bởi mình chưa làm được những điều tốt hơn nữa cho dân.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm