| Hotline: 0983.970.780

Giầu nghèo ở quê

Thứ Hai 09/05/2011 , 09:12 (GMT+7)

Vì sao làng này giầu, làng kia nghèo. Vì sao xã bên này sung túc, xã bên kia lại nghèo rớt mồng tơi? Những câu hỏi tưởng như "tầm phào" ấy lại đang đặt ra nhiều vấn đề đối với đời sống nông thôn hiện nay. Nhóm phóng viên NNVN đã tìm hiểu vấn đề này và thử đưa ra một số lý giải.

Vì sao làng này giầu, làng kia nghèo. Vì sao xã bên này sung túc, xã bên kia lại nghèo rớt mồng tơi? Những câu hỏi tưởng như "tầm phào" ấy lại đang đặt ra nhiều vấn đề đối với đời sống nông thôn hiện nay. Nhóm phóng viên NNVN đã tìm hiểu vấn đề này và thử đưa ra một số lý giải.

Làm ruộng thì ngồi chiếu nghèo

Ông Phúc và bà Đắc với kiếp nghèo đeo đẳng

Tỉnh Vĩnh Phúc gia nhập “CLB nghìn tỷ” từ năm 2006. Minh chứng cho sự phát triển của vùng đất này là chuyện chơi ngông của nhiều đại gia cây cảnh. Còn nhớ đợt Kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa rồi có đại gia còn trưng bày cây cảnh “mâm xôi con gà” giá trị bằng cả chiếc xe Rolls-Royce (cả chục tỉ đồng). Phong lưu là thế, hào nhoáng là thế, vậy mà ở nhiều vùng quê tỉnh này không ít nông dân lâm vào cảnh khốn cùng. 

Góp giỗ bằng thóc 

Lập Thạch là huyện nghèo nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Các xã Tiên Lữ, Tử Du.. nghèo sàn sàn như nhau. 

Ông Hoàng Ngọc Dũng, Chủ nhiệm HTX NN xã Tử Du có bề ngoài khắc khổ của một cán bộ hết thời. Một phần có lẽ là do HTX của ông gần đến ngày lên đoạn đầu đài chịu khai tử vì hết đất dụng võ. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng cái chính vẫn là thiếu kinh phí và nông dân trong xã dù còn cần mấy cán bộ hợp tác  nhưng không có tiền đóng góp trong thời buổi khó khăn. Đó cũng là thành phần mà ông Dũng xếp vào chiếu nghèo khi phân loại dân xã mình với tôi. “Ở đất này nếu làm nông thì nghèo hết. Còn lại là người bỏ xứ đi làm ăn tàm tạm, chỉ cán bộ Nhà nước và lái lợn là khá thôi”.  

Không biết có phải do lo lắng cho cái ngày HTX giải tán hay hoàn cảnh quê mình quá cơ cực mà vị cán bộ HTX này hết sức chán nản trong câu chuyện về kinh tế ở quê. 

Tử Du có 1.663 hộ, trong đó có 256 hộ có sổ hộ nghèo và 236 hộ được xem là khá, giàu. Những con số không quá bi đát. Nhưng điều làm ông Dũng nản là trong số hộ giàu của xã hầu như chẳng có một gia đình nào làm ruộng. “Làm nông nghiệp đất Tử Du đủ ăn là may lắm rồi. Cũng có mấy nhà giàu liên quan đến nhà nông tý là mấy ông lái gà, lái lợn. Mà dân tôi nào có phải lười biếng gì đâu. Cũng cần cù chịu khó nhưng có điều thiên tai, dịch bệnh hành chán rồi đến giá cả đầu tư và thương lái bắt chẹt nữa là quỵ hẳn". 

Đúng là nông dân Tử Du cần cù thật. Từ sáng tinh mơ họ đã kéo nhau ra đồng làm cho đến tối mịt. Nhưng có điều lạ là trên những cánh đồng ấy chỉ toàn người già ra ruộng.  

Thanh niên trai tráng đều phải bỏ làng mà đi tha phương hết. “Dù có đi làm thuê làm mướn hay bất cứ việc gì miễn không phải làm ruộng. Bởi làm ruộng ở đây đồng nghĩa với việc ngồi chiếu nghèo nhất làng. Ông Dũng không biết là từ bao giờ, nhưng đã lâu lắm rồi dân trong xã làm ruộng toàn bị lỗ. Chăn nuôi cũng thế. Chính quyền có đầu tư xây một khu chăn nuôi tập trung với số vốn hơn 2 tỷ đồng nhưng hiện đang bỏ hoang. “Chẳng phải chống đối gì nhưng dân mang lợn ra nuôi đến khi đem bán tính toán lại thì thấy tiền lợn ít hơn tiền đầu tư nên ai cũng bỏ”.  

Cánh đồng làng Nứa tập trung mấy ông bà già đang lọ mọ cấy lại những cây lúa bị chết rét. Đây là lần thứ ba trong vụ này đôi vợ chồng già Nguyễn Văn Phúc (78 tuổi) và Trần Thị Đắc (76 tuổi) phải chạy vạy đi mua mạ giống về cấy lại. Câu nói “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” đúng ở đâu thì không biết chứ như gia đình này thì sai bét. Con cái bỏ làng đi hết, hai ông bà vật lộn với 3 sào ruộng may mà đủ gạo ăn. Mấy hôm mạ chết bà chạy quanh đi mượn tiền mua giống nhưng chẳng ai có. Cuối cùng đành phải ký nợ đại lý chờ đến mùa thu hoạch trả bằng lúa. Bà Đắc không biết đau bệnh gì mà chân tay cứ giật giật mỗi khi lội xuống bùn lạnh. Vậy nhưng bà chẳng dám đi khám vì lỡ phát hiện ra bệnh lại phải chữa trị thì không biết lấy tiền đâu. Thôi đành mặc vậy, đến đâu hay đến đó.  

Lần đầu tiên tôi thấy ở một vùng quê mà người ta sợ giỗ chạp cưới xin đến vậy. Đụng đến cái gì cũng tiền. Nhiều khoản lắm. Đôi lúc còn phải mượn tiền đi cưới, đi phúng viếng người ta đó. Để hạch toán những khoản chi này bà Đắc phải nhờ giấy bút. Sau khi cộng tất tần tật, bà phán rằng một năm phải chi vào đó bằng đúng 1/3 vụ lúa. Làm nông khổ quá nên con cái ông bà cũng chẳng giúp đỡ được gì. Nhiều lúc túng bấn bà Đắc chạy vạy đến nhà con nhưng cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu.  

Thấm thía cái khổ của phận nhà nông ông bà cứ ước gì gia đình mình có người làm quan hoặc lái lợn chắc cuộc sống sẽ khác đi biết mấy. Ước là ước thế nhưng ông bà biết chẳng bao giờ được. Thành thử giỗ chạp có đi ăn cỗ vẫn cứ ngồi chiếu nghèo vì tiền ít quá. Bà Đắc chua xót kể rằng mấy lần đi giỗ phải xúc thóc bán chứ chẳng đào nổi đâu ra vài chục ngàn.

Chỉ cán bộ và lái lợn là giàu 

Nông dân Tử Du nghèo đến mức ấy không hoàn toàn là do ông trời. Ông Dũng dẫn tôi đi một vòng quanh xã. Vẫn có những ngôi nhà 3-4 tầng mọc san sát. Vẫn có những chiếc ô tô bóng lộn chạy quanh làng. Chủ nhân của những thứ xa xỉ ấy hoặc là cán bộ, hoặc là nhà có người đi xuất khẩu lao động, hoặc nữa là thương lái. 

Nằm ngay trung tâm xã là ngôi nhà ba tầng của một đôi vợ chồng lái lợn. Nghề lái lợn ở Tử Du đang ở thời điểm hái ra tiền. Mà lái lợn ở đây có nhiều tuyệt chiêu lắm. Tuyệt chiêu nông dân sợ nhất mà cánh này hay áp dụng là ép giá và cô lập họ với thương lái các vùng khác. “Nuôi được lợn gà đã khó, bán càng khó hơn. Ở đây không có chuyện muốn bán cho ai thì bán đâu. Xa trung tâm nên đành chịu”. Chả trách ông Dũng cứ chậc lưỡi là lái lợn quê ông giàu lắm. Ngay như nhà ông cũng vừa mới bán đôi lợn tạ. Thấy lái lợn đến nhà mặc cả thấp quá vợ chồng lần lữa tìm mối khác nhưng chờ mãi chẳng có ai đến hỏi. Tìm hiểu mới biết là lợn nhà ông đã được chia cho thương lái kia “quản lý” rồi nên những người khác muốn mua cũng chịu.  

Là cán bộ nông nghiệp nhưng nhờ ông Dũng tìm một mô hình làm kinh tế nông nghiệp khá ông ngồi trầm ngâm mãi rồi chỉ một ông lái gà với cái giọng ái ngại: “Liên quan tý thôi chứ không hẳn là nông nghiệp. Giờ anh bảo tìm thì đào đâu ra”. Vừa trò chuyện ông vừa hướng mắt về bên kia cánh đồng Nứa là xã Tiên Lữ rồi ước, không biết đến bao giờ dân xã ông mới được sung túc như bên ấy.

Cạnh xã Tử Du là Tiên Lữ. Nếu xét về điều kiện sản xuất thì Tiên Lữ thuộc loại khó khăn nhất ở Lập Thạch. Vậy mà Chủ tịch xã Khương Văn Hiền khoe với tôi rằng “dân xã tôi thuộc loại ổn nhất vùng”. Quả thật, dù điều kiện khó khăn nhưng Tiên Lữ được cái…đông cán bộ. Ông Hiền thống kê mỗi tháng cán bộ xã ông “lấy” của Nhà nước khoảng 600 triệu đồng. Cũng nhờ đó mà Tiên Lữ xuất hiện nhiều đại gia cứ cuối tuần là lái ô tô lòng vòng trên những con đường bê tông khắp thôn xóm.  

Riêng về chuyện đường bê tông cũng đủ minh chứng Tiên Lữ vượt trội hẳn những vùng lân cận. Đây là xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhanh nhất mỗi khi phát động xây dựng. Các cụ nói cấm có sai, phú quý sinh lễ nghĩa. Về Tiên Lữ nếu gặp đình chùa, đường làng ngõ xóm khang trang cũng đừng ngạc nhiên. Bởi đó là cái cách nhiều "ông to" trả ơn quê hương. Ông Hiền liệt kê hết cán bộ tỉnh đến quan trung ương rồi cán bộ huyện với vẻ tự hào. Mà tự hào cũng phải bởi vì ở cái vùng đất nghèo bậc nhất Vĩnh Phúc này thì có chăng xã ông chỉ thua thành phố về sự khang trang. 

“Ngày xưa dân xã tôi nghèo lắm. Làm nông khổ quá nên chẳng biết từ lúc nào họ được tôi luyện quyết tâm phải làm…cán bộ. Từ đó ở Tiên Lữ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia cứ thích làm cán bộ hơn nông dân. Vì thế mà giàu hơn xã khác”. Ông Hiền phấn khởi ra mặt. Mà chuyện cán bộ bây giờ, cứ người đi trước dìu dắt người đi sau nên Tiên Lữ nhà ông xem làm cán bộ là cả một phong trào...

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm