| Hotline: 0983.970.780

Ghé thăm nước Đức

Thứ Năm 22/12/2011 , 09:56 (GMT+7)

Đức là nước có dân số đông nhất châu lục. Nước Đức có nền kinh tế hàng đầu châu Âu và hàng thứ tư thế giới.

Trưa nay, chúng tôi sẽ đến nước Đức. Lãnh thổ Đức trải rộng 357.021 km vuông và có khí hậu ôn đới với 82 triệu dân. Đức là nước có dân số đông nhất châu lục. Nước Đức có nền kinh tế hàng đầu châu Âu và hàng thứ tư thế giới.

>> Những đức tính tốt đẹp của người Hà Lan
>> Tiến vào nước Bỉ
>> 12 ngày qua 6 nước Tây Âu

Koln là nơi đầu tiên mà chúng tôi sẽ đến trên đất Đức. Đó là một thành phố có trên 1 triệu dân, con người được tự do nhất, có thể kết hôn đồng tính.

Người Đức có kỷ luật sống chặt chẽ và có ý chí kiên cường. Khuôn mặt người Đức khá lạnh, ít cười, ít nói đúng với từ dùng để chỉ các cầu thủ bóng đá Đức- "cỗ xe tăng". Đức đã thua trong 2 cuộc chiến tranh thế giới thứ 1 và thứ 2.

Tại thành phố Koln, chúng tôi đi thăm một nhà thờ và ăn trưa. Đã nhận thấy sự khác nhau về kiến trúc của Đức khác và Pháp - theo đó kiến trúc Đức hiện đại, còn Pháp cổ kính. Nguyên nhân là sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị tàn phá nặng nề và được xây dựng lại theo trường phái mới cách tân hơn.

Trưa nay chúng tôi đã thăm nhà thờ lớn Koln. Đây là một nhà thờ công giáo La Mã (nhà thờ thánh Piter và Maria) của TP. Koln, có hai gác chuông rất cao, tới 157m (cao thứ nhì của Đức và cao thứ ba thế giới). Nhà thờ được xây dựng rất đẹp và cổ kính. Nhưng phần bên ngoài đẹp bao nhiêu thì bên trong đơn giản bấy nhiêu.

Nhà thờ lớn Koln

Nhà thờ lớn Koln xây dựng theo phong cách Gothic lớn thứ ba trên thế giới (sau nhà thờ Sevilla và nhà thờ lớn Milano). Năm 1996 nó được đưa vào trong danh sách các di sản thế giới của Unesco và trở thành điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Đức. Mỗi ngày nhà thờ đón khoảng 20.000 khách tham quan.

Rời thành phố Koln chúng tôi bắt đầu đến Frankfurt. Frankfurt xây dựng lại sau chiến tranh thế giới thứ 2, kiến trúc pha trộn giữa hiện đại và cổ kính. Frankfurt là một trung tâm kinh tế lớn của Đức, vì thế những hội chợ nổi tiếng nhất thế giới về thương mại, công nghiệp thường được tổ chức ở đây. Frankfurt cao hơn mặt nước biển 72m, trong khi Amsterdam dưới mặt nước biển 3m.

Lần đầu tiên trong chuyến đi chúng tôi có thời gian thư giãn và tự do dài nhất. Cả đoàn ngồi uống bia ở Quảng trường trung tâm Frankfurt. Bia Henniger chúng tôi đã uống nhiều bên Việt Nam nhưng đây là lần đầu tiên tôi được uống bia tươi Henniger tại chính quê hương của nó. Một cốc bia giá 3 euro, tương đương hơn 90.000VNĐ.

11h15 dời Frankfurt đi Frussel. Trên đường đi hướng dẫn viên kể cho chúng tôi nghe về một con người mà cả nhân loại ai cũng biết tên, một con người luôn được nhắc đến với sự sợ hãi khi người ta nói về nước Đức. Đó là Hitle. Hitle là một tên phát xít. Thực ra hắn là một người đặc biệt. Hitle sinh ở Áo, từ nhỏ hắn đã là một kẻ học dốt và chỉ thích tự do.

Gần một ngày mà chúng tôi vẫn chưa đến Frussel. Trời bắt đầu mưa nặng hạt. Đến gần Frussel mưa tạnh dần. Hai bên đường những vạt rừng xen kẽ những cánh đồng uốn cong theo triền đồi tít tắp. Dưới ánh nắng chiều những vạt cỏ xanh thấm đẫm giọt mưa. Đi khắp châu Âu chỉ bắt gặp hai loại cây trồng phổ biến- đó là cải dầu và lúa mì. Cải dầu hoa nở vàng tươi, còn lúa mì xanh tím lại. Hai gam màu đó tạo thành bức tranh thiên nhiên đẹp đến nao lòng. Tất cả yên ả, thanh bình đến khó tin.

Tối nay, đến Frussel chúng tôi sẽ được ở trên độ cao 700m so mực nước biển. Có thể trời sẽ lạnh hơn. Những ngày qua, thời tiết châu Âu như mùa thu bên Việt Nam vậy. Thời gian ở Đức cũng ngắn ngủi. 5h sáng tôi thức giấc. Chúng tôi thu dọn hành lý và xuống tầng 1 để ăn sáng rồi chuẩn bị hành quân tiếp. Theo chương trình chúng tôi sẽ đi qua Áo để sang Italia.

Chúng tôi bắt đầu đi vào Áo, một nước có diện tích bằng hai lần Hà Lan. Ngày hôm nay, chúng tôi phải đi dọc dãy Alpes (An-pơ), dãy núi mà chúng tôi chỉ biết đến qua các cuốn sách viết về chiến tranh thế giới thứ 2 và địa lý châu Âu. Trên đỉnh núi cao hơn mặt nước biển 700m trời hơi lạnh. Nhiệt độ bên ngoài là 18 độ C và trời đang mưa. Đây là ngày thời tiết lạnh nhất từ hôm bắt đầu sang châu Âu đến nay.

Chúng tôi đang đi trên dãy Alpes, theo lái xe thì còn 1 tiếng nữa sẽ đến biên giới giữa Áo và Ý. Thời tiết đã ấm hơn. Trời nắng và nhiệt độ đang tăng dần. Tối nay, chúng tôi sẽ đến Venice. Theo lời hướng dẫn viên thì Venice là thành phố đẹp và nổi tiếng nhất nước Ý. Ai đi châu Âu mà không đến thăm Venice là tự đánh mất cơ hội không thể có thêm lần nữa.

Người ta dự báo khoảng 100 năm sau sẽ không còn Venice. Lúc đó thành phố xinh đẹp này sẽ chìm sâu xuống biển và nằm yên nghỉ vĩnh viễn tại đó. Theo kế hoạch sáng mai chúng tôi sẽ đi thăm Venice.

Lái xe đưa chúng tôi đi suốt chặng đường xuyên qua 6 nước là một người Ý, trung tuổi và trầm tính. Như vậy là anh ta đã đi với chúng tôi 7 ngày nhưng tôi chưa thấy anh ta cười một lần. Khi ở Pháp tôi thấy hai người nói chuyện với một người trong đoàn là: Lái xe người Ý thì khổ rồi. Người Ý nổi tiếng là nguyên tắc và khó tính. Nhưng người lái xe này theo tôi còn khó tính hơn. Nếu nói đến điều không thoải mái trong chuyến đi thì đến giờ này chính là lái xe. Không hiểu về đất nước Ý quê nhà anh ta có vui vẻ hơn không?

Cả đoàn đã đặt chân lên nước Ý, điểm đến cuối cùng trong cuộc hành trình xuyên qua 6 nước châu Âu. Khác lần qua biên giới các nước, chúng tôi đã phát hiện ra biên giới Áo - Ý có một sự khác biệt. Khi hướng dẫn viên nói sắp qua biên giới, tôi đã nhìn thấy lá quốc kỳ Ý và kịp quay hình ảnh này vào máy quay của mình. Đường vào nước Ý nằm giữa hai dãy núi cao. Đã 40 phút chúng tôi vẫn đi giữa hai dãy núi và thỉnh thoảng lại chui qua một cái hầm.

Hai bên sườn núi là những cánh đồng nghiêng nghiêng và vạt rừng xanh thăm thẳm. Xen kẽ là vài ba ngôi làng với những mái nhà màu nâu xám và ẩn hiện nóc những tòa lâu đài nhỏ. Thỉnh thoảng lại có những thửa ruộng được che phủ nilon như ở Việt Nam. Tôi chợt nhớ đến những nóc nhà trên núi cao ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Khung cảnh không còn gì yên bình hơn.

Bây giờ hai dãy núi đã giãn sang hai bên và không còn vực thẳm hai bên đường nữa, thay vào đó là những cánh đồng rộng hơn và con đường xe chạy ở giữa. Điều này có nghĩa là chúng tôi đang xuống vùng đất thấp hơn. Hai bên đường những cánh đồng trồng nhiều loại cây với những luống thẳng tắp trông giống những vườn đào Nhật Tân vào độ tháng 5.

Nếu ai đã đi đường từ Hà Khẩu, giáp Lào Cai đến Côn Minh của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc thì khi đi qua đây không thể không có sự liên tưởng. Phong cảnh rất giống nhau, những cánh đồng nho ở Vân Nam rất giống những cánh đồng cây ăn quả mà chúng tôi đang chứng kiến, có điều không biết nó là cây gì?

Nước Ý đối với tôi không có nhiều cảm tình, cũng như nước Đức. Khi tôi đang học đại học, và xem phim "Bố Già" với những tên mafia khét tiếng ngưới Ý chỉ khiến tôi lạnh tóc gáy. Nước Áo ít nhiều còn để lại trong tôi thiện cảm. Ở Áo có một con người tuyệt vời. Ông yêu Việt Nam và ngưỡng mộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đến cuồng nhiệt. Khi mất ông có ước nguyện được an táng tại Việt Nam và Chủ tịch nước ta đã đồng ý. Hiện ông nằm yên nghỉ tại một nghĩa trang ở tỉnh Quảng Bình.

Khi dừng ở Áo tôi muốn mua một vật lưu niệm làm biểu tượng của mà không biết mua gì? Cuối cùng tôi chọn mua được một lọ hoa có in Quốc huy Áo. (Còn nữa) 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm