| Hotline: 0983.970.780

Xung đột đất đai ở Trung Quốc

Thứ Ba 07/02/2012 , 12:30 (GMT+7)

Theo số liệu của nhà chức trách Trung Quốc, mỗi năm đất nước này xảy ra khoảng 100.000 vụ “tranh chấp đất đai có tính tập thể”,...

Theo số liệu của nhà chức trách Trung Quốc, mỗi năm đất nước này xảy ra khoảng 100.000 vụ “tranh chấp đất đai có tính tập thể”, nghĩa là mâu thuẫn về quyền sử dụng đất giữa nhiều người dân với chính quyền. Ngoài ra, theo Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, 65% mâu thuẫn ở nông thôn liên quan vấn đề chiếm dụng đất đai.

Ô Khảm gây chấn động

Cuối năm ngoái, hàng ngàn người dân thôn Ô Khảm, thành phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc phẫn nộ khi biết hàng ngàn m2 đất của họ bị “quan xã”, “quan huyện” trắng trợn ăn chặn tiền đền bù. “Sự kiện Ô Khảm” gây chấn động tới mức, Quốc vụ viện Trung Quốc phải cử đoàn thanh tra về tận nơi xem xét.

Cán bộ địa chính về đo đất tại Ô Khảm

Dựng “tường người” giữ đất

Theo Tạp chí Tài chính Trung Quốc, khoảng 3.200 mẫu đất (1 mẫu TQ = 666,6m2) thuộc sở hữu tập thể đã bị chính quyền thôn Ô Khảm rao bán, thu về hơn 700 triệu NDT. Trong khi đó, người dân hoàn toàn mù tịt thông tin. Họ chỉ được đền bù 500 NDT, số tiền còn lại đều chảy về túi các quan.

Những nguồn tin chính thức cho biết, người mua mảnh đất trên là Trần Văn Thanh, người gốc Ô Khảm, từng có thời gian làm Đại biểu Đại hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Đông. Trần cũng là thương gia có máu mặt tại Hồng Kông. Trần cho biết, ông ta mua số đất trên để xây dựng công viên.

Sau khi sự việc vỡ lở, ngày 21/9/2011, hàng ngàn người dân Ô Khảm biểu tình đòi đất, đòi đền bù. Một ngày sau, những cuộc xô xát quy mô lớn xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát, quân đội huyện được điều xuống trấn áp. 10 người bị thương, trong đó có 2 nạn nhân đang ở độ tuổi vị thành niên.  

"Điểm nóng" Ô Khảm khiến Quốc vụ viện Trung Quốc phải vào cuộc

Căng thẳng leo thang khiến hơn 3.000 người dân bao vây trụ sở cảnh sát, phong tỏa đường liên thôn, liên xã quanh Ô Khảm. Gạch đá được ném như mưa vào trụ sở cảnh sát khiến 10 cảnh sát chống bạo động bị thương. Những thương gia Hồng Kông cũng bị vạ lây khi Cty và nhà riêng của họ bị đập phá không thương tiếc.

Một ngày sau, cảnh sát huyện được tăng cường xuống Ô Khảm, dùng vòi rồng giải tán đám đông, bắt giữ 4 người. Nhưng đến ngày 23/9, dân Ô Khảm lại bao vây trụ sở cảnh sát, hô hào đòi trả tiền bồi thường đất, đòi cảnh sát trả người.

Cũng trong ngày 23/9, thôn Long Đầu, liền kề Ô Khảm lại có mâu thuẫn liên quan đất đai. Báo Tin tức Bắc Kinh mô tả, hàng ngàn người thôn Long Đầu nắm chặt tay nhau, kết thành bức tường người xung quanh khu đất mà chính quyền yêu cầu giải tỏa phục vụ “công tác xây dựng”.

Đến ngày 24/9, dân Ô Khảm, Long Đầu và vài thôn khác cử 13 đại biểu tới gặp chính quyền thành phố Lục Phong, yêu cầu: Điều tra rõ những vụ mua bán đất tại Ô Khảm, Long Đầu; Điều tra lại việc bầu cử, chọn lựa những “công bộc của dân” trong bộ máy chính quyền; Công khai tình hình tài chính, sổ sách của chính quyền.

Trước tình hình căng thẳng, Phó thị trưởng Lục Phong - ông Khâu Phổ Hùng thay mặt chính quyền huyện hứa đáp ứng yêu cầu và cử ngay đoàn thanh tra xuống Ô Khảm. Ông Khâu hứa, cho đến khi có kết luận cuối cùng, cứ 7 ngày sẽ có báo cáo bằng văn bản của đoàn thanh tra về diễn tiến công việc, và sẽ công khai báo cáo cho người dân. Đại diện người dân cũng có quyền giám sát mọi hoạt động của đoàn thanh tra. 

Người dân Ô Khảm biểu tình quy mô lớn

“Kỳ chiêu” của ông Khâu khiến tình hình yên ổn được ít lâu. Nhưng đúng 2 tháng sau ngày xảy ra “sự kiện Ô Khảm”, sáng 21/11, khoảng 400 người lại bao vây trụ sở chính quyền, giương biểu ngữ: Trả đất cho tôi; Đả đảo quan tham ... Trưa hôm sau, cuộc biểu tình quy mô tương tự lại tiếp diễn.

Liên tiếp 3 ngày, dân thôn Ô Khảm bỏ mặc chợ búa, bỏ mặc thuyền bè, ngư cụ. Đến ngày 24/11, mọi hoạt động trong thôn mới khôi phục bình thường. Những biểu ngữ, tranh biếm họa dựng khắp nơi trong thôn được người dân tự gỡ bỏ hôm 26/11, sau khi được chính quyền huyện trấn an.

Gậy trúc đấu vòi rồng

Hôm 17/12, tờ Daily Mail của Anh cho hay, Ô Khảm giống như một “thành lũy” khi chính quyền địa phương bị buộc rời khỏi thôn, đồn cảnh sát cũng do người dân chiếm giữ. Trên những nẻo đường vào thôn, cây cối bị chặt đổ làm chướng ngại vật, mỗi “đồn bốt” như thế có ít nhất 30 thanh niên trông giữ. Mọi hoạt động giao thương với bên ngoài cũng bị đình trệ, người Ô Khảm nói, họ có thể tự cung tự cấp.

Dân Ô Khảm lâm vào tình trạng bi đát, thiếu thốn lương thực, thuốc men. Người ốm thậm chí không dám tới bệnh viện ngoài thôn vì sợ bị bắt.

Nhận thấy cách biểu tình chưa hiệu quả, giới trẻ Ô Khảm nghĩ ra chiêu mới: Lên trang mạng xã hội phổ biến nhất Trung Quốc là weibo, đăng bài, ảnh kêu gọi sự ủng hộ khắp nơi.

Tối 10/12, trên weibo xuất hiện bài, ảnh của Ô Khảm với nội dung: Chúng tôi sẽ đi biểu tình chống lại việc “quan tham ăn đất của dân”. Cảnh sát vũ trang của huyện Đông Hải lập tức được điều xuống, chốt chặn mọi ngả đường ra ngoài của Ô Khảm.

Sáng 11/12, vòi rồng xịt xối xả vào đám đông người biểu tình khiến họ buộc phải giải tán, trong khi cảnh sát vẫn bao vây quanh thôn, trích tường thuật sự vụ trên weibo.  

Người dân Ô Khảm đập phá ô tô của cảnh sát

Ông Tiết Cẩm Ba, một người Ô Khảm bị bắt trong ngày hôm đó đã chết tại đồn cảnh sát 2 hôm sau. Xung đột tiếp tục nổ ra giữa một bên là người biểu tình với gậy gộc, gạch đá, một bên là cảnh sát vũ trang với vòi rồng yểm hộ.

Lo sợ sẽ có thêm một Tiết Cẩm Ba, người Ô Khảm lập đội tuần tra thanh niên, cầm theo gậy trúc đi khắp làng, ngăn cản người của cảnh sát xâm nhập. Những ngọn cây cao đầu làng cũng được tận dụng làm “vọng gác”, không người lạ mặt nào có thể đi vào làng. Người Ô Khảm lập tức biểu tình quy mô lớn, kêu gọi cảnh sát trả thi thể ông Tiết cho gia đình.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm