| Hotline: 0983.970.780

Đứng về dân hay "quan"?

Thứ Tư 08/02/2012 , 10:22 (GMT+7)

Báo chí Trung Quốc và phương Tây đều cử những phóng viên kỳ cựu tới Ô Khảm. Chưa bao giờ, ở Trung Quốc lại có sự kiện mâu thuẫn đến thế về trưng dụng đất đai.

Dân phản đối quan "ăn" đất
Báo chí Trung Quốc và phương Tây đều cử những phóng viên kỳ cựu tới Ô Khảm (Lục Phong, Quảng Đông). Chưa bao giờ, ở Trung Quốc lại có sự kiện mâu thuẫn đến thế về trưng dụng đất đai.

>> Xung đột đất đai ở Trung Quốc

Lãnh đạo thôn "ăn" cả 100 triệu USD

Báo chí phương Tây hồi cuối năm 2011 đưa tin, Ô Khảm thuộc dạng thông tin cấm ở Trung Quốc. Có nguồn tin nói rằng, trên Internet, những từ khóa như Ô Khảm, Lục Phong, hay Tiết Cẩm Ba - người được cho là đột tử trong đồn cảnh sát, đều không có dữ liệu. Khi truy cập vào các trang web tìm kiếm của Trung Quốc, những từ khóa này đều ở trạng thái: Không có dữ liệu liên quan.

Tờ Daily Mail của Anh thậm chí còn nói, hai sư đoàn số 41 và 42 của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được điều động tới Ô Khảm để dập tắt bạo loạn. Tuy nhiên, những nguồn tin này chưa bao giờ được xác nhận. Thực tế là đến nay, vẫn có thể dễ dàng tìm kiếm những bài viết xung quanh sự kiện Ô Khảm trên Internet ở Trung Quốc.

Theo Tạp chí Tài chính Trung Quốc, người dân Ô Khảm thực sự lâm vào tình cảnh bi đát sau khi “đuổi” hết những cán bộ đại diện chính quyền ra khỏi thôn. Không điện, không nước, không lương thực, người Ô Khảm sống nhờ vào “viện trợ” của những thôn làng xung quanh. 7 ngày sau khi Ô Khảm “tự lập”, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông – ông Chu Minh Quốc dẫn đầu đoàn công tác của Đảng ủy Quảng Đông về Ô Khảm, kèm theo lời hứa: Sẽ nỗ lực hết sức để giải quyết vấn đề trưng dụng đất đai.

Ông Chu cũng kêu gọi người dân bình tĩnh, tránh những hành động quá khích như trước. “Tất cả đều được giải quyết bằng pháp luật. Thay mặt lãnh đạo Đảng ủy Quảng Đông, tôi hứa sẽ lập tổ công tác điều tra độc lập về những bức xúc của người dân Ô Khảm thời gian qua”, lời nói của ông Chu được trích dẫn trên nhiều trang báo và cổng thông tin điện tử huyện Lục Phong.

Đoàn công tác của Đảng ủy Quảng Đông đã thu thập tài liệu được lưu giữ của chính quyền thôn Ô Khảm, cũng như ghi nhận ý kiến của từng người dân có liên quan. Cuối năm 2011, Phó bí thư Chu nói chính quyền phải chịu trách nhiệm trong vụ việc: “2/3 đất bị bán đi nhưng cuộc sống người dân vẫn không khá hơn. Rõ ràng, có dấu hiệu tư lợi của quan chức địa phương”.

Kết quả là, Bí thư thôn Ô Khảm, ông Tiết Xương bị miễn nhiệm và đang chịu sự điều tra của cảnh sát Quảng Đông. Theo báo South China Morning Post, từ khoảng gần cuối năm 2011, Bí thư Tiết Xương và chính quyền địa phương bán phần lớn đất đai trong làng cho các công ty bất động sản, thu lợi hơn 100 triệu USD. “Bị mất đất mà lại nhận bồi thường rẻ mạt, cộng với lạm phát tăng khiến đời sống người dân ngày càng khó khăn. Sự việc này là bài học cho nhiều tỉnh thành khác về vấn đề trưng dụng đất đai”, bài báo viết.

Bộ máy chính quyền cũ bị “xóa sổ” hoàn toàn, theo tin mới nhất trên Tân Hoa Xã. Sau nhiều cuộc bàn thảo giữa Đảng ủy Quảng Đông và đại diện người dân Ô Khảm, ông Lâm Tổ Luyến, người lãnh đạo cuộc biểu tình chống lại việc thu hồi đất đai của chính quyền đã được công nhận là bí thư cơ sở đảng của thôn Ô Khảm hôm 15/1/2012.

Trong khi đó, Nhân dân nhật báo của Trung Quốc cho biết, ông Lâm, đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1965, sẽ tổ chức bầu cử uỷ ban nhân dân mới cho địa phương này vào ngày 1/3 tới đây.

Sai lầm khi dùng cảnh sát trấn áp dân

Phó Bí thư Chu Minh Quốc là người đầu tiên đưa ra quan điểm “Xung đột đất đai là mối nguy lớn nhất” không chỉ ở riêng tỉnh Quảng Đông mà còn trên toàn quốc. “Ý thức về dân chủ, công bằng và quyền lợi của dân chúng luôn mạnh lên và người dân có nhiều kênh để bày tỏ sự bất mãn của mình”, ông Chu nói.

Chia sẻ quan điểm này, nhà nghiên cứu Tôn Lập Bình – Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng, “cái sai lớn nhất” của chính quyền huyện Lục Phong là lạm dụng cảnh sát vũ trang để trấn áp người dân. Trong khi đó, ý kiến và nguyện vọng chính đáng của người dân Ô Khảm lại bị phớt lờ. “Chừng nào chúng ta chưa biết lắng nghe và chia sẻ với người dân, thì sẽ còn nhiều những Ô Khảm nữa. Một số quan chức đang hành xử như thời thực dân, và điều này đương nhiên mang lại hậu quả xấu”, ông Tôn nói.

Tờ The Wall Street Journal dẫn lời Giáo sư Dư Gia Vinh tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho hay tranh chấp đất đai chiếm 65% các vụ biểu tình phản đối ở nông thôn Trung Quốc. Ông Dư ước tính giới chức địa phương thu hồi khoảng 6,64 triệu ha đất nông thôn từ năm 1990, bỏ túi 314 tỉ USD tiền chênh lệnh giữa tiền bồi thường và giá trị thị trường.

Ngày 16/1, AFP dẫn lời Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho rằng, tình trạng trưng dụng đất đai quá mức đang đe doạ an ninh lương thực Trung Quốc. Những trang báo chính thống của Trung Quốc dẫn lời ông Ôn Gia Bảo khẳng định, mỗi năm, có đến vài triệu hecta đất bị thu hồi.

Nhân Dân nhật báo ca ngợi cách hành xử của lãnh đạo tỉnh Quảng Đông như một ví dụ cho nỗ lực “xoa dịu và hoà giải xung đột theo cách hiệu quả, nắm bắt tốt nguyện vọng của quần chúng”. Trên trang Hoàn Cầu thời báo, chính quyền tỉnh Quảng Đông được đánh giá cao vì đã “đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết khi giải quyết tranh chấp”.

Trong diễn biến mới nhất, Tân Hoa Xã đưa tin, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố ông hiểu được sự phẫn nộ của nông dân khi bị lấy đất và cam kết sẽ để họ có tiếng nói tập thể trong các quyết định về đất đai. “Tại sao vấn đề này lại lan rộng? Đó là do chiếm đất của người dân một cách độc đoán... Cốt lõi của vấn đề nằm ở chỗ đất là nguồn sống của nông dân nhưng quyền lợi của họ không được bảo vệ theo đúng nghĩa của nó”, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói trong chuyến thăm tỉnh Quảng Đông.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

4 xe đầu kéo bốc cháy trong bãi

BÌNH ĐỊNH 4 xe đầu kéo đang đậu tại bãi xe nằm trên đường Điện Biên Phủ (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) bất ngờ bị cháy rụi gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm