| Hotline: 0983.970.780

Phúc Kiến đệ nhất sơn

Thứ Hai 19/03/2012 , 10:07 (GMT+7)

Vì sự sầm uất và hiện đại của thành phố Hạ Môn mà nhiều người tưởng nhầm đây là thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến thay vì Phúc Châu. Hạ Môn là thành phố biển, quay mặt ra eo biển Đài Loan, trước là thương cảng xuất khẩu trà số 1 của Trung Quốc...

Lần đầu tiên tôi nghe nhắc đến địa danh Hạ Môn là hồi cuối năm 2010, khi tôi được mời làm hiệu đính phần phụ đề tiếng Anh cho bộ phim “Vượt qua bến Thượng Hải”. Nhân vật chính là Bác Hồ. Để tránh cuộc vây ráp ráo riết của mật thám Pháp và Quốc dân Đảng, Bác đã phải tạm lánh ở Hạ Môn (Trung Quốc).

Khi đáp chuyến bay từ Quảng Châu đến thành phố sầm uất nhất tỉnh Phúc Kiến này, trong đầu tôi vẫn lưu lại những hình ảnh cũ kỹ trong bộ phim về một bến cảng những năm đầu thế kỷ. Nhưng lại giống tất cả những ấn tượng sai lầm khác về một địa danh chỉ thông qua màn ảnh, tôi không hề bắt gặp không gian cổ kính nào ở Hạ Môn nữa. Trái lại, thành phố cảng “mới tinh” như thể tất cả vừa được xây mới ngày hôm qua.

Ngạc nhiên Hạ Môn

Tôi đi cùng đoàn hiệu trưởng các trường phổ thông theo lời mời của phòng Giao lưu Hợp tác Quốc tế, Cục Giáo dục TP Hạ Môn trong chương trình giao lưu giáo dục Trung Quốc và ASEAN. Ra đón đoàn là anh Simon, một người Trung Quốc hiếm hoi nói được tiếng Anh thành thạo. Simon không phải người của Cục mà là trưởng phòng của một hãng du lịch được Cục thuê để dẫn ba đoàn Myanmar, Campuchia và Việt Nam đi tham quan.

Vì sự sầm uất và hiện đại của thành phố Hạ Môn mà nhiều người tưởng nhầm đây là thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến thay vì Phúc Châu. Hạ Môn là thành phố biển, quay mặt ra eo biển Đài Loan, trước là thương cảng xuất khẩu trà số 1 của Trung Quốc. Người Đài Loan mà 70% dân số là gốc Phúc Kiến (thế kỷ 17 đã xuất hiện một làn sóng di cư từ Phúc Kiến sang đảo Đài Loan) vốn vô cùng tự hào về ẩm thực Phúc Kiến và các loại trà, đặc biệt là trà Ô long. Trong các bản giới thiệu về di sản văn hóa Đài Loan luôn đưa hai hạng mục này vào. Khi được ăn bữa tối đầu tiên ở Hạ Môn, tôi mới hiểu niềm tự hào của họ.

Với diện tích 1.565 km vuông và dân số 2 triệu người, thành phố Hạ Môn khá vắng vẻ và dường như mọi thứ chỉ vừa mới được xây từ hôm qua. Những khu cao ốc, chung cư mới, cao tốc mới, cầu mới, đường hầm mới khiến tôi hơi băn khoăn về những hình ảnh cổ kính qua sự dàn dựng của đạo diễn “Vượt qua bến Thượng Hải”. Mãi đến lúc ra bờ biển để chuẩn bị lên phà sang đảo Gulangyu, Simon mới chỉ cho chúng tôi vài khu phố còn sót lại từ đầu thế kỷ trước với kiến trúc kiểu Âu. Anh bảo trước đây diện tích của Hạ Môn chỉ chừng 120km vuông với dân số 200.000 người và tập trung ở khu vực hải cảng này. Ra vậy, giờ dân số và diện tích tăng lên gấp 10, tìm đâu ra cổ kính nữa. 

Cây cầu được xây dựng siêu tốc trong vòng 9 tháng

Có lẽ cũng vì vậy mà Hạ Môn không có nhiều di tích lịch sử như những thành phố khác của Trung Quốc ngoài ngôi chùa Phổ Đà Sơn và pháo đài Hồ Ly Sơn. Pháo đài đồng thời là một bảo tàng ngoài trời trưng bày súng thần công. Đúng 10 giờ sáng, các diễn viên quần chúng mặc trang phục quan quân nhà Thanh diễu hành lên quả đồi có khẩu thần công lớn nhất rồi bắn đạn thật cho du khách xem, mà nếu không có màn trình diễn này thì pháo đài cũng chẳng còn gì hấp dẫn. Sau đó khách thỏa sức chụp ảnh cùng các chú lính và mua những khẩu thần công mô hình về làm quà lưu niệm, để rồi sau đó bị ách lại sân bay vì mang theo hàng hóa liên quan đến đạn dược. Khẩu thần công tí hon lập tức bị hải quan Trung Quốc giữ lại.

Có nhiều điều vô cùng ấn tượng ở Hạ Môn, trong đó không thể không kể đến cây cầu dích dắc ven biển được gọi là Ring Road và cầu Jimei dài 4km bắc ngang qua eo biển được khánh thành năm 2008, thi công chỉ trong vòng 12 tháng. “Không ai làm được điều này trừ người Trung Quốc”, Simon cầm micro đứng ở cabin nói một cách thản nhiên và tự hào như vậy khi chiếc xe coach của chúng tôi lăn bánh qua mặt biển.

Phần lớn thời gian đi lại chúng tôi di chuyển trên những con đường ven biển tuyệt đẹp, nơi có hàng trăm bức tượng vận động viên maraton với đủ mọi tư thế sinh động là biểu tượng cho những cuộc thi maraton quốc tế được dựng trên bãi biển. Đứng từ bên này bờ, có thể nhìn thấy đảo Mã Tô và đảo Kim Môn chỉ cách đâu chừng 4km và hai chục phút đi tàu nhưng lại thuộc địa phận của Đài Loan cách đó 1 giờ bay. Simon luôn dùng từ “thuộc quyền kiểm soát của Đài Loan” thay vì từ “của Đài Loan”. Và cũng ngay trên bờ biển, một tấm pano khổng lồ được dựng lên quay mặt ra phía eo biển Đài Loan, trên đề chữ “Một quốc gia, hai chế độ”.

Tôi nói với Simon rằng người Việt xin visa Đài Loan khá khó khăn còn người Trung Quốc thì sao? Simon bảo “Chúng tôi không cần phải xin visa, chỉ cần giấy thông hành đặc biệt thôi. Họ là người Trung Quốc, chúng tôi cũng thế, sao phải visa chứ?”. Tôi nhìn đảo Kim Môn mơ hồ trong sương sớm bằng đôi mắt tò mò. Simon bảo trên đảo cũng có thành phố, chung cư, trường học, siêu thị, công viên với hơn 200.000 dân và 8000 lính Đài Loan. Tôi tiếc là mình không có giấy thông hành đặc biệt như Simon để chạy tàu vài chục phút lên đảo.

Tuy nhiên xung quanh còn rất nhiều đảo khác mà chúng tôi có thể lên được, trong đó có GulangYu là một khu du lịch đặc biệt đông đúc. Chỉ cách bờ có 1 cây số nhưng muốn lên đảo phải đi bằng phà mất 5 phút. Thoạt đầu tôi chưa hiểu vì lý do gì mà một hòn đảo sang trọng và đông đúc nhường ấy lại không có một cây cầu trong khi Hạ Môn có vô số cầu dài gấp nhiều lần thế băng qua biển. Sau mới vỡ nhẽ Gulangyu là hòn đảo duy nhất ở Trung Quốc không có giao thông.  

Pháo đài ở Hạ Môn

Muốn đi lại trên đảo chúng tôi phải sử dụng xe điện và điều đó duy trì sự thân thiện của hòn đảo. Đầu tiên xe điện đưa chúng tôi chạy một vòng quanh hòn đảo diện tích 2 cây số vuông. Trên đảo có Học viện Nghệ thuật, khu tắm biển, công viên và hàng trăm biệt thự, mà cư dân của nó mỗi lần lên bờ sẽ dùng ca nô thay vì món đi phà thô sơ kia. Ngoài bảo tàng Guangfu, bảo tàng piano với hơn 200 cây đàn được trưng bày thì nơi sầm uất nhất trên đảo là khu phố mua sắm được coi như một viện bảo tàng kiến trúc ngoài trời với các dãy nhà kiểu Anh, Italia, Pháp, Đức… Dân số trên đảo là 20.000 người và Simon khoe rằng anh sinh ra trên đảo, giờ gia đình anh vẫn có nhà ở đây mặc dù anh sống bên kia bờ Hạ Môn.

Hạ Môn có chừng 30 đường hầm chạy trong lòng núi. Các đường hầm ở đây rất đẹp, rộng và nhiều ngách rẽ. Miệng hầm cũng được trang trí bằng các phù điêu trên vách hay những bức tranh tường độc đáo khác. Tôi đặc biệt ấn tượng với điểm nút có hai miệng hầm giao nhau. Chỗ giếng trời ấy ươm đầy dây leo bắc lên vách núi. Giữa lòng thành phố Hạ Môn hiện đại với những tòa cao ốc và trung tâm thương mại khổng lồ lại như được đứng giữa hoang sơ đại ngàn.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm