| Hotline: 0983.970.780

Theo dấu “Tay buôn tử thần”

Thứ Hai 16/04/2012 , 09:49 (GMT+7)

Những điểm nóng về xung đột vũ trang luôn là thị trường béo bở của những tay buôn lậu vũ khí thế giới. Theo những thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm có hàng chục tỷ USD được chi cho thị trường vũ khí lậu.

Những điểm nóng về xung đột vũ trang luôn là thị trường béo bở của những tay buôn lậu vũ khí thế giới. Theo những thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm có hàng chục tỷ USD được chi cho thị trường vũ khí lậu.

Viktor Bout là cựu điệp viên KGB (Liên Xô cũ) bị cảnh sát Mỹ săn lùng trong hơn 25 năm qua. Y nổi tiếng tới mức có hẳn một bộ phim hành động thuộc dạng bom tấn của Hollywood với nhân vật chính dựa trên nguyên mẫu của kẻ được mệnh danh “tay buôn tử thần”.

Thân phận kỳ bí

Không ai biết chắc Viktor Bout đã trải qua thời niên thiếu như thế nào. Tình báo Mỹ (CIA) tin rằng Viktor sinh ngày 13/1/1967 ở Cộng hòa Tajikistan, một nước thuộc Liên Xô cũ.

Viktor tốt nghiệp Học viện ngoại ngữ quân sự Moscow và thông thạo tới 6 thứ tiếng: Nga, Uzbekistan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và cả tiếng Trung Quốc. Sau đó, Viktor được điều đến phục vụ tại một căn cứ không quân ở Siberi vùng Đông Bắc Nga. Trong thời gian ở đây, Viktor làm hướng dẫn viên không lưu quân sự.

Theo tài liệu của tình báo Anh, những năm 90 của thế kỷ trước, Viktor từng tham gia trong lực lượng binh lính của Liên Hiệp Quốc với nhiệm vụ duy trì hòa bình ở Angola. Tuy vậy, y chưa từng một ngày cầm súng mà chỉ tham gia với tư cách phiên dịch viên.

Khi Liên Xô tan vỡ, Viktor bị thất nghiệp và việc đầu tiên y làm chính là lái máy bay chở hàng. Thời gian đó, xung đột nổ ra ở nhiều nơi khiến Viktor nghĩ tới việc buôn lậu vũ khí nhờ những mối quan hệ thời làm lính. Điều khiến giới tình báo phương Tây ngạc nhiên là Viktor có hẳn một Cty với 6 máy bay phản lực chở hàng chuyên dụng.

Tại sao y có đội ngũ máy bay này, khi chỉ là một sĩ quan hạng trung vừa thất nghiệp? Chưa có câu trả lời xác đáng cho sự việc, dù có nguồn tin sau lưng Viktor là những tập đoàn vũ khí cỡ bự ở Nga.

Viktor Bout khi bị dẫn độ về Mỹ

Một số tờ báo phương Tây cho rằng, Viktor có “chỗ dựa” lớn ở Nga nhờ việc từng công tác ở KGB và có bố nguyên là sĩ quan cao cấp KGB. Tuy nhiên, Viktor hoàn toàn phủ nhận và nói cha mẹ mình chỉ là nông dân. Viktor cũng từng khoe với giới truyền thông phương Tây về việc Cục an ninh Liên bang Nga xác nhận việc y chưa từng là người của tình báo Nga. Nhưng điều này lại chưa từng được kiểm chứng.

Báo cáo điều tra của Liên Hiệp Quốc cho biết, những vùng xung đột ở Afganistan, Angola, Liberia đều sử dụng lượng lớn vũ khí được mua từ Viktor Bout. Ngoài món hàng thông dụng là súng AK các loại, y còn bán cả xe tăng, máy bay trực thăng. Viktor nổi tiếng với câu nói: “Hãy đưa tôi đủ tiền, tôi sẽ bán cho bạn bất cứ loại vũ khí nào”.

Năm 2002, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN của Mỹ, Viktor Bout liên tục cười khẩy khi được gọi với cái tên: Tay buôn tử thần, Kẻ gieo rắc cái chết v.v. Y phủ nhận mọi quan hệ trong giới buôn lậu vũ khí thế giới, và nói mình “chỉ chuyên chở hàng hóa thông thường”.

Viktor nói thời kỷ đỉnh cao, Cty của y nắm trong tay tới 40 máy bay vận tải các loại, gồm cả chiếc Antonov lớn nhất thế giới. CIA cáo buộc, bình phong cho hoạt động buôn vũ khí của Bout là chuyển rau củ từ Nam Phi tới châu Âu, chuyển lính Liên Hiệp Quốc từ Pakistan tới Đông Timor.

Kiếm tiền trên lưng người Mỹ

Cái tên Viktor Bout từ lâu nằm trong danh sách tội phạm của CIA và Cục điều tra liên bang Mỹ FBI. Tình báo Mỹ nói rằng Viktor lẽ ra đã bị bắt từ năm 2001 trong một lần đến Mỹ. Tuy nhiên, chính vụ khủng bố chấn động nước Mỹ ngày 11/9/2001 đã cứu y. Toàn bộ đặc vụ Mỹ khi đó buộc phải tập trung tối đa cho việc truy tìm Bin Laden, kẻ đứng sau vụ 11/9.

CIA càng “cay cú” hơn khi việc Mỹ đưa quân tới Pakistan trong chiến dịch săn lùng phiến quân Taliban do Bin Laden lãnh đạo là cơ hội béo bở cho Viktor Bout. CIA khẳng định họ có đầy đủ bằng chứng cho việc Viktor Bout đã kiếm được ít nhất 50 triệu USD từ việc bán vũ khí cho binh lính Taliban.

Trước đó, trong những vụ xung đột ở châu Phi ít nhiều liên quan tới lính Mỹ, Viktor cũng kiếm được hàng tỷ USD. Từ tháng 7/1997 tới tháng 10/1998, Bout đã chuyển rất nhiều vũ khí từ Burgas, một thành phố của Bulgaria gần Hắc Hải, tới châu Phi. 

Nhiều binh lính nhí ở châu Phi đang sử dụng súng do Viktor Bout cung cấp

Viktor đã vận chuyển trót lọt 37 chuyến bay đã mang tổng cộng 20.000 quả đạn cối 82mm, 6.300 quả rocket chống tăng, 790 khẩu AK47, 1.000 khẩu súng phóng lựu, 500 khẩu súng chống tăng, 100 tên lửa chống máy bay, 20 súng phóng tên lửa và 15 triệu viên đạn các loại cho phiến quân UNITA ở Angola. Bout thậm chí còn chuyển máy bay trực thăng, pháo cao xạ và xe quân sự vào Liberia.

Mãi đến tận năm 2008, tức sau 20 năm truy đuổi, đặc vụ Mỹ mới có thể bắt được Bout tại Thái Lan. Ngày 6/3/2008, hai nhân viên DEA (Cơ quan Phòng chống Ma túy Mỹ) hóa trang làm đại diện của nhóm phiến quân FARC tại Colombia, đang tìm nguồn cung cấp vũ khí và lừa Bout đi từ Matxcơva sang Bangkok giao dịch. Bout đã sập bẫy, bị dẫn độ về Mỹ và bị tạm giam cho tới nay. Tháng 3 vừa qua, Bout bị tuyên án 25 năm tù.

Việc bắt giữ và dẫn độ đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ, Thái Lan và Nga, vốn khăng khăng rằng Bout hoàn toàn vô tội. Ngày 6/4, AFP dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích bản án dành cho Bout là “vô căn cứ và thiên vị”, đồng thời khẳng định sẽ làm mọi cách đưa người này về Nga.

Năm 2004, Bộ Tài chính Mỹ đóng băng toàn bộ bất động sản của Viktor Bout. Một năm sau, 30 Cty cùng 4 tài khoản cá nhân bị cho là liên quan tới “Tay buôn tử thần” cũng bị khóa. Ước tính tổng trị giá tài sản lên tới hơn 6 tỷ USD.

Một báo cáo của Quốc hội Ukraina từng cho biết trong khoảng thời gian từ 1992 - 1998, số vũ khí trị giá 32 tỉ USD đã bị lấy mất từ nhiều kho vũ khí của nước này nhờ "công" của Bout. Con số đó tương đương 1/3 kho vũ khí của Ukraina!

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm