| Hotline: 0983.970.780

Những chuyện nhặt trong Tử Cấm Thành

Thứ Năm 24/05/2012 , 09:20 (GMT+7)

Tử Cấm Thành một công trình kiến trúc vĩ đại, một cung điện lớn nhất thế giới được xây dựng từ năm 1406 - 1420 dưới triều Minh, sau khi Chu Đệ - người con thứ 4 của Chu Nguyên Chương - dùng binh cướp ngôi từ tay cháu mình là Doãn Văn.

Tử Cấm Thành một công trình kiến trúc vĩ đại, một cung điện lớn nhất thế giới được xây dựng từ năm 1406 - 1420 dưới triều Minh, sau khi Chu Đệ - người con thứ 4 của Chu Nguyên Chương - dùng binh cướp ngôi từ tay cháu mình là Doãn Văn.

>> Bất ngờ Thượng Hải
>> Tô Châu, Hàng Châu - thiên đường hạ giới

Từ nhiều thế kỷ trước người ta đặt đã câu hỏi: Ai là tác giả của kiến trúc Tử Cấm Thành? Nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long đài truyền hình Đức phát hành bộ phim "Tử Cấm Thành: Bản di chúc của một bạo chúa", ghi công một thái giám người Việt Nam, tên là Nguyễn An, người đã thiết kế và chỉ đạo thi công Tử Cấm Thành. Điều đó nhiều báo đã viết, nay chỉ xin chép lại những chuyện nhặt được trong Tử Cấm Thành…


Cung điện Thái Hoà, nơi nhà vua tổ chức các buổi thiết triều

Bắc Kinh cách xa Nam Kinh - kinh đô nửa đầu triều Minh gần 2.000 cây số, đây là phủ thành của viên tướng tài ba Chu Đệ nhằm ngăn cản sự xâm lăng của đế quốc phương Bắc Mông Cổ bảo vệ quốc gia bờ cõi và kinh thành. Ông đặt tên cho phủ thành của mình là Bắc Bình, nghĩa là nơi bình yên phía Bắc. Tin lời của một thầy bói về số làm vương của mình, nhất là khi hai con trai của ông được Doãn Văn thả về Bắc Bình thì ý chí tạo phản của Chu Đệ càng trở nên quyết liệt.

Sau khi dùng sức mạnh quân sự tiếm ngôi vương của cháu, nhất là khi chưa biết Doãn Văn còn sống hay đã chết, sợ sự trả thù và sự nổi loạn của người dân về tính chính danh của ngôi vương, nên Chu Đệ ra lệnh rời kinh đô về Bắc Bình nơi phủ cũ của mình và đổi tên là Bắc Kinh. Người được giao xây dựng Tử Cấm Thành là một hoạn quan người Việt tên là Nguyễn An.


Một góc Tử Cấm Thành

Theo GS TSKH Trần Ngọc Thêm đăng trên báo Sài Gòn giải phóng online ngày 28/9/2010: Nguyễn An quê vùng Hà Đông, sinh năm Tân Dậu (1381), là kiến trúc sư tài ba. Tháng 12 năm Bính Tuất (1406), tướng nhà Minh là Trương Phụ đem quân sang An Nam với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”, sai tuyển chọn 9.000 người tài, có học vấn cao và 7.700 thợ giỏi đưa về Trung Quốc xây dựng kinh đô, trong số người đó có Nguyễn An.

Các vua chúa Trung Quốc tự cho mình là Thiên Tử - con trời, Tử Cấm Thành là cung điện dưới hạ giới được xây dựng trên diện tích 72 ha mô phỏng tưởng tượng cung điện trên Thiên Đình với 800 cung và 9.999 phòng chỉ kém Thiên Đình một phòng. Việc xây dựng Tử Cấm Thành đã huy động hàng triệu người từ khắp đất nước Trung Quốc bao la và nhất là các tù binh chiến tranh.
Tử Cấm Thành xây dựng theo lối kiến trúc cổ Trung Hoa theo trục Bắc - Nam, xung quanh là tường cao hào rộng để ngăn cản người bên ngoài xâm nhập vào. Tử Cấm Thành xây dựng theo hình chữ nhật, dựa theo thuyết "trời tròn đất vuông" mặt hướng về phía Nam nhìn ra cổng Thiên An Môn, cũng là cổng chính vào Tử Cấm Thành. Thái Hoà Điện là toà nhà cao nhất nằm giữa Tử Cấm Thành, nơi diễn ra các buổi thiết triều, chỗ vua ngồi có trục thẳng đứng với sao Bắc Đẩu. Đây là trung tâm của mặt đất, nơi giao hoà giữa trời và đất.

Chu Đệ chiếm được Nam Kinh bằng sự đút lót tiền bạc, châu báu cho vị quan canh cổng để vị quan này mở cổng thành, thì nhà Thanh chiếm được Tử Cẩm Thành liên quan tới một tỳ nữ, người yêu của vị tướng có tên là Ngô Tam Quế trấn giữ Sơn Hải Quan nằm ở phía Bắc Vạn lý Trường Thành nhằm ngăn chặn sự xâm lược của quân Mãn Châu, khi đó do nhà Thanh trị vì. Người phụ nữ ấy có tên là Trần Viên Viên bị bắt vào cung làm tỳ thiếp, nhân khi Lý Tự Thành một vị tướng của nhà Minh làm phản, Ngô Tam Quế kéo quân về ứng cứu, khi về gần tới nơi ông hay tin kinh đô đã thất thủ, vua Sùng Trinh bị chết trong đám loạn quân, tỳ thiếp Viên Viên của Ngô Tam Quế bị quân tướng của Lý Tự Thành chiếm đoạt. Uất ức với Lý Tự Thành Ngô Tam Quế đã mở cổng thành liên kết với quân Thanh kéo binh về Bắc Kinh tiêu diệt Lê Tự Thành. Không chống nổi liên quân của Ngô Tam Quế và quân Thanh, Lý Tự Thành phải bỏ Tử Cấm Thành chạy trốn. Nhà Thanh chiếm ngôi vương của nhà Minh không tốn một mũi tên.

Để chiêu dụ và lấy lòng người dân, nhà Thanh lấy Tử Cấm Thành làm kinh đô và không cho quân tàn phá lăng mộ của triều Minh. Triều đại nhà Thanh kéo dài hơn hai trăm năm chấm dứt vào năm 1911 sau cuộc Cách Mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên lãnh đạo. Người Mãn Thanh đã khuất phục được người Trung Hoa, nhưng họ lại bị chính nền văn hoá Trung hoa khuất phục.

Sư tử là thể hiện quyền lực siêu phàm của nhà vua, phía sau điện Thái Hoà trước cung của hoàng hậu có hai con sư tử được đúc bằng đồng, nhưng, mắt nhắm tai cụp. Điều đó được giải thích rằng: Những người được vào cung vua hầu hạ thì phải biết hai điều là phải biết "bưng tai nhắm mắt" mới bảo toàn được tính mạng.
Trước điện Thái Hoà có 3 cầu bằng đá dẫn lên điện, chỉ có vua mới được đi qua cầu chính giữa, cầu hai bên dành cho quan văn và quan võ, chỉ quan tam phẩm trở lên mới được bước lên những cầu đá đó. Một viên đá rất dài cả chục mét trên con đường của nhà vua bước lên điện nặng hàng trăm tấn được vận chuyển cách Bắc Kinh 80km. Tổng công trình sư Nguyễn An đã cho đào hàng vạn chiếc giếng cách đều nhau hai bên đường, mùa đông tuyết đóng băng, ông cho múc nước đổ lên đường tạo thành một dòng sông băng dài mấy chục cây số rồi đặt phiến đá lên đó kéo về Tử Cấm Thành. Phiến đá màu trắng được khắc rồng phượng đặt trên lối đi vào cửa chính diện của điện Thái Hoà.

Trong Tử Cấm Thành có 18 chiếc lư hương bằng đồng, đường kính khoảng 1m, cao trên 2m, mỗi chiếc lư đồng đại diện cho 18 tỉnh của Trung Quốc thời đó, mỗi khi vua thiết triều trầm hương được đốt lên, khói hương nghi ngút, mùi trầm hương lan toả khắp các cung điện, khiến cho Tử Cấm Thành càng thêm uy nghi giữa trung tâm của đất trời.


Chiếc lư đồng trong Tử Cấm Thành

Trước sự nhòm ngó của nhiều nước phương Tây, vua Càn Long ra lệnh cho Hoà Thân đúc 18 chiếc vạc bằng vàng cao 1m, rộng hơn một mét, mỗi cái nặng 2,8 tấn để thể hiện quốc lực của đất nước Trung Hoa hùng cường. Hoà Thân y lệnh vua, ông nhận đủ lượng vàng từ ngân khố quốc gia để đúc 18 chiếc vạc bằng vàng đặt trong Tử Cấm Thành. Trong triều ai cũng biết Hoà Thân là vị quan đại tham nhũng, nhưng không ai dám nghi ngờ những chiếc vạc kia có phải được đúc bằng vàng không.

Chỉ khi liên quân 8 nước gồm: Anh, Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Nhật, Áo, Nga tấn công Bắc Kinh năm 1900, triều đình thất thủ, liên quân ào ạt tiến vào Tử Cấm Thành, quân tướng đua nhau dùng dao chém những chiếc vạc bằng vàng để làm chiến lợi phẩm. Té ra những chiếc vạc đó được đúc bằng đồng, nhờ thế mà 18 chiếc vạc bằng vàng dổm còn giữ được đến ngày nay. Người dân Trung Quốc "cảm ơn" đại quan tham nhũng Hoà Thân đã tráo đổi vàng thành đồng, nếu 18 chiếc vạc kia được đúc bằng vàng thì chắc chắn sẽ bị liên quân xâu xé.


Chiếc vạc bằng vàng rổm do đại quan tham nhũng Hoà Thân đúc

Càn Long là vị vua trị vì lâu nhất thời nhà Thanh với thời gian 60 năm, đất nước Trung Hoa thời Càn Long phát triển cực thịnh về kinh tế và quân sự. Ông là vị vua có tài về nhiều lĩnh vực, bởi thế ông không thể không biết Hoà Thân là vị đại quan đại tham nhũng. Người Trung Quốc có câu "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có". Bởi các quan đầu tỉnh muốn gặp được vua phải qua Hoà Thân, châu báu, ngọc ngà đem cúng tiến nhà vua các quan đều phải làm hai phần, phần cung tiến vua phần đút lót cho Hoà Thân. Vật cung tiến vua chỉ làm một thứ, nếu là đồ quí hiếm thì Hoà Thân giữ lại cho riêng mình.


Sư tử bưng tai mắt nhắm trước cung hoàng hậu

Biết Hoà Thân là vị quan tham nhũng, nhưng Càn Lòng làm ngơ, bởi ông nghĩ rằng để một người tham nhũng còn hơn để ngàn người tham nhũng, khi đó quốc gia sẽ loạn. Ông gả công chúa thứ mười mà ông vô cùng yêu quý cho người con trai duy nhất của Hoà Thân tên là Phong Thân Ân Đức. Đó là kế sách "tương kế tựu kế", bởi Hoà Thân tham nhũng bao nhiêu thì cuối cùng sẽ rơi vào tay con gái mình. Một cách hành xử rất cao tay của Càn Long.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm