| Hotline: 0983.970.780

Hải quân Anh - Đức và cuộc chạm trán ở Jutland

Thứ Hai 13/08/2012 , 14:12 (GMT+7)

Trận đánh này đã được tiên đoán trước đó một vài năm, kể từ khi Hoàng đế Kaiser Wilhelm II bắt tay vào xây dựng các tàu chiến mới...

Trong lịch sử nhân loại, những cuộc hải chiến luôn mang tính chất ác liệt, nguy hiểm và quy mô không hề nhỏ. Trong đó, những trận đánh lớn nhất thường là cuộc đối đầu của các hạm đội khổng lồ với lượng tàu chiến, máy bay và thủy thủ đông đúc. NNVN xin giới thiệu một số trận hải chiến trong lịch sử chiến tranh nhân loại.

Hải quân Anh - Đức và cuộc chạm trán ở Jutland

Đây là một trận hải chiến được đánh giá là lớn nhất trong Thế chiến I. Ngày 31/5/1916, Hạm đội Grand - Grand Fleet của Hải quân Hoàng gia Anh đã chạm trán với Hạm đội biển khơi - High Seas Fleet của Đức ngoài khơi bờ biển Đan Mạch trong một cuộc chiến được gọi là “Trận chiến Jutland”.

Trận đánh này đã được tiên đoán trước đó một vài năm, kể từ khi Hoàng đế Kaiser Wilhelm II bắt tay vào xây dựng các tàu chiến mới nhằm nâng cao sức mạnh của Hải quân Đức để đối mặt với sự thống trị của Hải quân Anh khi đó.


Tàu chiến của Anh trong trận Jutland

Trước đó, cuộc chạy đua vũ trang đang bắt đầu từ năm 1905, khi mà Hải quân Anh cho ra đời thiết giáp hạm cỡ lớn trang bị nhiều súng và di chuyển nhanh hơn những thế hệ tàu cũ. Lúc đó, cả Anh lẫn Đức bước vào cuộc đua vũ trang với mục tiêu trang bị siêu vũ khí cho các hạm đội hải quân càng sớm càng tốt.

Đầu Thế chiến I, các hạm đội của Anh được phái đến Biển Bắc (trước đây có tên là Đại dương Đức) để cùng nhau tạo nên một vành đai thép ngoài khơi biển nước Đức nhằm ngăn cản việc cung cấp vật tư từ trên bờ ra biển. Điều này đã khiến những con tàu Đức phải neo đậu ven bờ và rất thèm khát một trận chiến với người Anh. Tuy nhiên, khi đó những lo ngại của Hoàng đế Kaiser Wilhelm II về thiệt hại của các trang bị đắt tiền trong hải quân đã ngăn điều đó không xảy ra.

Đầu năm 1916, chỉ huy hạm đội đế quốc Đức là đô đốc Von Scheer có ý định kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đen để chống lại quân Anh và kiểm soát hành lang Jutland nối Biển Bắc và biển Baltic, ngăn chặn sự thông thương giữa Anh, Pháp với các nước Bắc Âu và Nga.

Bước đầu, đô đốc Scheer cho 1 số tuần dương hạm đến bắn phá những căn cứ của hải quân Anh dọc theo bờ biển miền đông nước Anh. Cuối tháng 5/1916, Von Scheer cử đô đốc Hipper đưa 1 tàu tuần dương hạm tiến vào biển Jutland để phong tỏa đường đi lại của tàu buôn Anh. Bộ Hải quân Anh trước tình hình đó đã ra lệnh cho đô đốc Jellicoe và phó đô đốc Beatty đưa 2 hạm đội dưới quyền từ miền Bắc và miền Nam nước Anh tiến vào biển Jutland.


Bản đồ khu vực diễn ra trận đánh

Trước nhiều sức ép khác nhau cùng với việc chỉ nằm im một chỗ khi bị bao vây gây ra nhiều hạn chế cho toàn quân đội, cuối cùng Hải quân Đức cũng đã nhận được lệnh rời cảng, ra khơi tấn công các hạm đội của Anh vào tháng 5/1916. Thật không may cho người Đức, tình báo Anh phá được các mật mã của quân Đức và hiểu được ý định của kẻ thù.

Ngày 31/5/1916, hai bên dàn trận ở hành lang Jatland. Hải quân Hoàng gia Anh có 150 chiếc tàu tham chiến bao gồm 28 thiết giáp hạm, 17 tuần dương hạm, 22 tuần dương hạm hạng nhẹ, 81 khu trục hạm, 1 tàu phóng lôi, 1 tàu sân bay. Trong khi lực lượng của Đức là 111 tàu tham chiến, trong đó có 22 thiết giáp hạm, 5 tuần dương hạm, 11 tuần dương hạm hạng nhẹ, 73 khu trục hạm, 16 tàu ngầm và 10 máy bay.

Chiều tối ngày 31/5, một cuộc hỗn chiến đã xảy ra giữa 2 bên với 250 tàu, kéo dài đến sáng hôm sau và tất cả hầu như diễn ra dưới bóng tối. Cuối cùng, người Đức cũng đã thoát được khỏi vòng vây của hải quân Anh để quay về cảng với những thiệt hại nặng nề mà không đạt được mục tiêu ban đầu là phá vỡ vành đai thép ngoài khơi nước họ.

Ernest Francis là một pháo thủ trên tuần dương hạm Queen Mary của Hải quân Hoàng gia Anh. Tuần dương hạm Queen Mary đã trúng đạn và bị thổi bay khỏi mặt nước khiến cho gần như thủy thủ đoàn 1.000 người bị hất văng ra ngoài. Francis đã may mắn còn sống sau khi bị văng ra khỏi tháp pháo và vướng vào cột buồm. Ông đã từng kể lại về những gì từng xảy ra trên tàu Queen Mary trong trận đánh vĩ đại này.


Tuần dương hạm Queen Mary phát nổ sau khi trúng 2 phát đạn của Hải quân Đức

Về mặt chiến thuật, đây là một cuộc chiến đầy bế tắc giữa 2 bên. Kết thúc trận đánh, Hải quân Anh mất 14 tàu chiến các loại và 6.094 thủy thủ, trong khi đó phía Đức mất 11 tàu và 2.551 thủy thủ.

Tuy nhiên, về mặt chiến lược đây là một chiến thắng dành cho Hải quân Hoàng gia Anh, Hạm đội biển khơi của Đức đã không bao giờ dám đối mặt với các tàu chiến Anh thêm lần nào nữa. Các tàu chiến của Đức đã bị vô hiệu hóa nên những lần phá vòng vây sau đó người Đức chủ yếu sử dụng các tàu ngầm.

Francis kể lại: "Những khẩu pháo đã được nạp đạn và di chuyển đến vị trí cần thiết, sẵn sàng nhả đạn khi trận đánh bắt đầu. Ngay sau khi loạt súng đầu tiên được khai hỏa, chúng tôi đã bắt đầu trận chiến vĩ đại này. Đột nhiên, tất cả dường như im lặng tuyệt đối, cảm giác như những con sò dưới biển cũng dừng di chuyển. Ngay sau đó là một phát bắn trời giáng, tất cả bị thổi tung, bụi và những mảnh vỡ bay xung quanh tháp pháo X mà chúng tôi đang làm nhiệm vụ.

Sau đó là những phát đạn liên tục, nhưng không hề ảnh hưởng đến các tháp pháo. Điều này khiến cho chúng tôi tiếp tục làm công việc của mình cho đến khi phát hiện ra chiếc tàu cứu sinh thứ 3 đã được thả xuống biển, Queen Mary đã thực sự đổ máu. Trong vài loạt pháo tiếp theo, con tàu bị trúng đạn lần 2 và các hầm đạn đã phát nổ, cuối cùng nó bị nghiêng và chìm xuống đáy biển làm hơn 1.200 thủy thủ thiệt mạng và chỉ có 18 người may mắn sống sót được vớt lên bởi các tàu khu trục đi sau".

Sau 10 giờ chiến đấu, cả 2 hạm đội Anh và Đức đều chịu những tổn thất nặng nề. Trận Jutland kết thúc với tổn thất của quân Anh nặng hơn quân Đức nhưng hải quân Hoàng gia Anh vẫn khống chế hoàn toàn mặt biển đến hết Thế chiến I. Ý đồ của Hải quân Đức nhằm phá vỡ sự phong toả mặt biển của hải quân Anh đã hoàn toàn thất bại. Từ đó trở đi, hạm đội Đức tiếp tục bị phong tỏa trong các hải cảng.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm