| Hotline: 0983.970.780

"Thánh địa" nhức đầu

Thứ Năm 27/09/2012 , 10:44 (GMT+7)

Nhiều người đổ xô về huyện Cần Giờ, TPHCM mua đất, cất nhà nuôi yến lậu, gây ra rất nhiều hệ lụy và xáo trộn...

Nhiều nhà yến ở Cần Giờ đầu tư cả chục tỷ đồng nhưng nuôi không hiệu quả

Nuôi yến như một nghề hốt bạc, bởi giá tổ yến thô hiện lên tới 35-40 triệu đồng/kg. Nhiều người đổ xô về huyện Cần Giờ, TPHCM mua đất, cất nhà nuôi yến lậu, gây ra rất nhiều hệ lụy và xáo trộn...

>> Không quản lý nổi
>> Nuôi yến trong nhà, không dễ

SỐT ĐẤT... XÂY NHÀ YẾN

Anh Võ Văn Dũng, ấp An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp, một trong những hộ đầu tiên tham gia đề án nuôi chim yến thí điểm của huyện Cần Giờ dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng những điểm nuôi ở xã Tam Thôn Hiệp.

Tại đây, nhiều người tấm tắc khen anh Dũng khi sớm có thu nhập khá từ tổ yến. Với diện tích 20.000 m2, trong đó xây 2 nhà yến, mỗi nhà xây dựng 4 sàn nuôi (360 m2/sàn), hiện anh Dũng đã thu hoạch được tổ yến, mỗi tháng cho khoảng 5 kg tổ (tổ thô), mối lái tới tận nhà mua với giá 37 triệu đồng/kg.

Giới thiệu với chúng tôi về “phố nuôi chim yên” nằm ven con đường nhựa, chạy dọc theo bờ sông tại ấp An Hòa, anh Dũng bảo: “Trước đây chỉ có 1 căn nhà nuôi yến duy nhất của một người nước ngoài lấy vợ Việt Nam. Khi thông tin về nghề nuôi yến “hái ra tiền” được nhiều người biết đến, nhiều đại gia tại TPHCM đổ xuống mua đất xây nhà nuôi, hình thành nên "phố nhà yến".

Trước đây đất ở ấp An Hòa chỉ có 70-80 triệu đồng một nền (220 m2) mà chẳng ai muốn mua. Từ khi nghề nuôi chim yến phát triển, giá đất tăng chóng mặt. Tại “phố yến An Hòa” ven bờ sông có nhiều chim về, giá đất lên tới 2-2,7 tỷ đồng/nền”. Quan sát dọc hai bên đường, chúng tôi đếm có hàng chục căn nhà yến mọc lên san sát, chưa kể hàng loạt căn khác vẫn đang trong quá trình xây dựng dở dang. Cứ đà này chỉ sang năm khu phố sẽ có cả trăm nhà nuôi yến không theo bất cứ trật tự nào.

Việc nuôi chim yến tăng đột biến ở huyện Cần Giờ đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân, gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Chị Hiền, một người dân ở xã Tam Thôn Hiệp phản ánh, vào sáng sớm hoặc chiều tối, khu vực này trở nên ồn ào bởi tiếng kêu của chim yến bay về. Yến bay thành đàn, như đàn ong vỡ tổ, kêu ầm ĩ, lượn nhiều vòng và thải phân bừa bãi xuống mái nhà, dây phơi quần áo, lu đựng nước… Cộng thêm âm thanh từ máy phát dụ chim yến dày đặc khiến nhiều người không khỏi nhức đầu. Mọi người ở đây đều mệt mỏi vì tiếng ồn và mùi hôi bốc ra từ ngôi nhà nuôi yến. “Chúng tôi cũng kiến nghị chính quyền địa phương hoài, nhưng vẫn đâu vào đó”, chị Hiền nói.

TRÊN 90%… NHÀ YẾN LẬU

Theo khảo sát của Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ, chi phí đầu tư hoàn chỉnh để xây dựng nhà nuôi chim yến (bao gồm chi phí chuyển nhượng quyển sử dụng đất, xây dựng nhà nuôi cùng các vật dụng khác như máy phát âm thanh dẫn dụ chim yến... bình quân khoảng 1,9 tỷ đồng/250 m2, diện tích sàn xây dựng là 780 m2. Sau 3 năm, chủ đầu tư có thể thu hồi vốn và có lời từ năm thứ 4, thứ 5. Trước sự phát triển nhanh chóng của nhà yến, UBND huyện Cần Giờ đề nghị UBND TPHCM cho phép mở rộng phát triển nghề nuôi chim yến từ diện tích từ 256 ha, lên tới 1.127 ha. Tuy nhiên, đề nghị này chưa nhận được sự đồng tình của các nhà chuyên môn, do thiếu cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả và rủi ro của nghề này.

Nhiều người dân sống tại “thánh địa” nuôi yến than vãn: Cần Giờ là huyện đảo, nguồn nước ngọt rất quý hiếm. Từ xưa tới giờ người dân chủ yếu dùng lu để hứng nước mưa nấu ăn, nhưng mấy năm gần đây nhà yến mọc tràn lan, chim về “ị bậy” suốt ngày, dân phải lo đậy kỹ lu nước. Thậm chí có bộ quần áo mới chẳng ai dám phơi ra ngoài trời vì sợ chim cho “dính trấu”!

Theo ông Phạm Trọng Đức, Phó phòng Kinh tế huyện Cần Giờ: Ngày 10/10/2008 UBND TPHCM đã có công văn chấp thuận cho phép huyện Cần Giờ thực hiện đề án “Mô hình nuôi chim yến thí điểm tại ấp An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp với quy mô 10 căn nhà nuôi để làm cơ sở nhân rộng mô hình này”. Tuy nhiên, tháng 11/2009 đề án mới bắt đầu thực hiện, lúc đầu chỉ có 7 nhà đầu tư tham gia giai đoạn đầu, qua nhiều lần bổ sung, điều chỉnh, tới nay đã có 10 chủ đầu tư với 10 căn nhà nuôi yến.

Sau gần 3 năm thực hiện đề án tới nay, số nhà nuôi chim yến của huyện tăng đột biến, con số thống kê chưa đầy đủ là 156 căn/78.173,6 m2 sàn xây dựng. Tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã Tam Thôn Hiệp 99 căn, xã Lý Nhơn 18 căn, xã An Thới Đông 16 căn, thị trấn Cần Thạnh 15 căn, Bình Khánh 7 căn, Long Hòa 1 căn. Trong đó, số nhà yến được UBND TPHCM cho phép tồn tại tạm thời là 17 căn và trong đề án là 10 căn, còn lại có tới 129 căn không có giấy phép.

“Vậy huyện sẽ xử lý những trường hợp nuôi yến không có giấy phép như thế nào?”, chúng tôi hỏi. Ông Đức cho biết, chính quyền địa phương rất khó xử lý, bởi vì ban đầu chủ đầu tư xin phép xây dựng nhà ở, sau đó chuyển công năng sang nuôi chim yến nên không kiểm soát được...

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm