| Hotline: 0983.970.780

Vì sao "trắng thí sinh"

Thứ Năm 13/10/2011 , 10:34 (GMT+7)

Cử nhân sư phạm và cử nhân các ngành khoa học cơ bản đều phải chật vật tìm cho mình một chỗ làm sau khi ra trường...

Ngành sư phạm, khoa học cơ bản… rơi vào “bi kịch” trong mùa tuyển sinh 2011

Cử nhân sư phạm và cử nhân các ngành khoa học cơ bản đều phải chật vật tìm cho mình một chỗ làm sau khi ra trường. Có những người chấp nhận đi làm trái nghề, học thêm để xin được việc làm. Có người bỏ cả tấm bằng đã học để làm việc tay chân, chờ cơ hội khác. Với bức tranh lúc tốt nghiệp như vậy, liệu ngành sư phạm và ngành khoa học cơ bản có đủ sức thu hút thí sinh?

CHẬT VẬT XIN VIỆC

Nguyễn Hồng Hải, sinh viên khoa Ngữ văn trường ĐH Sư phạm Hà Nội (khóa 2004-2008) hiện đang theo học một lớp ngoại ngữ tại chức tại thành phố Hải Phòng – quê hương cô. Trước đây, Hải học chuyên văn và sau đó thi vào trường ĐH Sư phạm HN chỉ vì quá mê cô giáo chủ nhiệm (cũng là người dạy văn) và mẹ Hải cũng là một cô giáo dạy văn, hơn nữa, học sư phạm không phải đóng học phí.

Song đến thời điểm này, sau 3 năm ra trường và vật lộn với vô khối thử thách, Hải thực sự nghĩ rằng mình đã chọn nhầm nghề. Nhiều khi cô không khỏi ân hận…

“Sau khi ra trường, tôi về Hải Phòng, định xin vào một trường cấp 3 gần nhà để dạy nhưng việc này khó hơn tôi tưởng. Đi đến đâu người ta cũng nói “thừa giáo viên rồi, muốn đẩy đi cũng không được”. Những trường công lập quá nhiều con ông cháu cha trong khi trường ngoài công lập thì dạy vất vả mà họ cũng không thiết tha mời mọc mình, vì họ cũng thừa hồ sơ xin vào dạy”, Hải nói.

Với bằng cấp của mình, Hải đáng ra phải là giáo viên cấp 3. Nhưng cuối cùng nhờ mối quan hệ của mẹ, cô đã vào dạy hợp đồng tại một trường cấp 2 (quận Kiến An) với mức lương “chết đói”: 600.000 đồng/tháng. “Mang tiếng đi làm nhưng mỗi tháng bố mẹ vẫn phải cho tiền ăn, tiền xăng, tiền mừng đám cưới”, Hải kể.

Tuy nhiên, dạy ở đây không được bao lâu, Hải bị “đá” do có người từ trên huyện gửi con em mình vào. Vậy là Hải chấp nhận ra ngoài dạy cho một cơ sở tư nhân với mức lương hợp đồng 1 triệu/tháng nhưng phải làm cả các việc không chuyên môn như pha chè rót nước. Thấy tương lai mù mịt, cô đâm ra chán chường và bỏ việc.

Ở nhà suốt 2 tháng trời, Hải càng bế tắc. Thấy bạn bè học các ngành ngoại ngữ, kinh tế, tài chính ra trường là xin việc vèo vèo, lại nhảy việc liên tục, nơi nào lương cũng cao gấp mấy lần lương của mình, Hải thèm muốn kinh khủng và quyết định đầu tư học ngoại ngữ để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm.

“Như vậy là sau 3 năm tốt nghiệp ĐH, sự nghiệp của tôi giờ vẫn là con số 0. Trong khi đó, nhiều bạn bè trước đây học phổ thông cũng chẳng bằng tôi nhưng giờ thì đã tiến rất xa rồi”, Hải nói.

XOAY ĐỦ HƯỚNG VẪN BẤT ỔN

Trong khi đó, nhiều sinh viên của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng sốt ruột mỗi khi chuẩn bị tốt nghiệp, nhất là sinh viên các ngành như Triết học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh… Do đặc thù chuyên ngành, sinh viên các khoa này khó có thể xin được việc trái ngành. Trong khi đó, cơ hội làm việc của họ chỉ bó buộc trong các viện nghiên cứu hoặc giảng dạy. Vì thế, việc lâm vào cảnh “bơ vơ” sau khi ra trường là điều khó tránh khỏi.

Dương Thu Vân, cựu sinh viên ngành Triết học (khóa 24) của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tốt nghiệp cũng đã được 3 năm. Nhưng sau khi chật vật nhờ vả đủ đường, cuối cùng cô vẫn yên vị trên giảng đường trong vai trò học viên lớp cao học. Vân cho biết cô học lên cao học như một giải pháp tình thế vì không còn lựa chọn nào khác. Suốt thời gian đó, Vân đi học các buổi tối, ban ngày đi bán hàng ở siêu thị - điều mà cô không bao giờ tưởng tượng được khi đang là sinh viên khá của khoa.

Với tình trạng xin việc khó khăn (do số lượng sinh viên ra trường quá đông, số việc làm chỉ có hạn) và chế độ đãi ngộ quá bất hợp lý như hiện nay, ngành như sư phạm và các ngành khoa học cơ bản phải ngừng đào tạo vì không có thí sinh là điều khó tránh khỏi.

Lớp của Vân còn có trường hợp “bi thảm” đến mức sau khi tốt nghiệp ĐH ngành Triết học nhưng không xin được việc làm, cậu không thể trụ lại thành phố đắt đỏ này phải trở về quê (ở Duy Tiên, Hà Nam) để xin vào làm công nhân của khu công nghiệp! Cả lớp có 36 người nhưng chỉ lác đác vài người có việc vì “có nơi có chốn” giúp đỡ, còn lại đều “vật vờ” ở khắp mọi nơi.

Tại một trường nổi tiếng như ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN), các sinh viên học chuyên ngành Toán cơ, Toán lý thuyết tỏ ra chán nản hơn hẳn so với những chuyên ngành như Toán ứng dụng, Toán cơ - Tin, Thống kê... Theo đánh giá của đại đa số các sinh viên từng học tại đây thì chương trình học của họ chủ yếu là lý thuyết, thiên về nghiên cứu nhiều hơn là ứng dụng. Bởi thế, cơ hội việc làm của họ tất yếu bị thu hẹp và trở nên khó khăn hơn (trừ trường hợp xin được học bổng đi du học nước ngoài). Các chuyên ngành “đặc biệt” như Hán Nôm, Việt Nam học, Đông phương học… cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm