| Hotline: 0983.970.780

Có nên dùng vacxin heo tai xanh?

Thứ Sáu 27/08/2010 , 10:09 (GMT+7)

PGS.TS Lê Thanh Hải, PCT Hội KHKT Chăn nuôi Việt Nam khẳng định – Phải dùng, nhưng ông nhấn mạnh thêm – Phải dùng đúng cách.

Những ngày tất tả vì dịch tai xanh, PV NNVN nhận được nhiều thông tin trái chiều về việc tại sao TPHCM chưa công bố dịch tai xanh trên đàn heo? Một cán bộ trong ngành bức xúc: "TPHCM chưa công bố dịch vì tiêu cực, lãnh đạo Chi cục Thú y thông đồng với các lò heo và các địa phương xung quanh như Tiền Giang, Bình Dương" (?!).

Thế nhưng nhiều cán bộ chăn nuôi và thú y lại nói phải cám ơn vì TP chưa chưa công bố dịch, vì nếu thị trường tiêu dùng khổng lồ này mà đột ngột đóng sập cửa thì ngay lập tức tạo nên sự hỗn loạn và không hình dung được cả triệu con heo bị tống ra đường.

Theo nhiều người am hiểu chăn nuôi thì việc Cục Thú y xếp tai xanh vào loại dịch nguy hiểm là “tự làm khó mình” vì bệnh này không gây nguy hiểm cho người. Việc xếp tai xanh vào loại dịch nguy hiểm rồi tiêu hủy, thiêu đốt, cấm cản…lại được các phương tiện truyền thông nhất loạt thổi lên khiến cộng đồng càng sợ hãi. Trên thực tế, người tiêu dùng tẩy chay heo bị bệnh tai xanh chỉ vì một số con heo trước khi được giết mổ đã được chạy chữa quá nhiều thuốc kháng sinh khiến cho thịt có mùi, màu sắc bị tái, thậm chí chảy nước. Một con số cũng cần được lưu tâm: Bệnh heo tai xanh cũng giống như sốt xuất huyết, nếu con heo bệnh chống chọi được 4 ngày thì  nhiều khả năng heo không chết và phục hồi, tỷ lệ heo chết chỉ chiếm 6% so với tổng đàn.

Dịch không quá nguy hiểm đến sức khoẻ con người thì có nên dùng vacxin heo tai xanh hay không? PGS.TS Lê Thanh Hải, PCT Hội KHKT Chăn nuôi Việt Nam khẳng định – Phải dùng, nhưng ông nhấn mạnh thêm – Phải dùng đúng cách. Giải thích việc hiệu quả của vacxin đạt thấp và có sự chênh lệch nhau quá lớn (có nơi chỉ đạt 30-35%, có nơi đạt 60- 65%), ông Hải cho biết: Tôi đã trao đổi vấn đề này với nhiều nhà khoa học đầu ngành về thú y ở phía Nam họ đều đưa ra mấy nguyên nhân như hiệu quả vacxin phụ thuộc nhiều vào việc vận chuyển, bảo quản.

Theo một nhà khoa học thì việc tiêm vacxin tai xanh cho heo cần thời gian nên việc dùng vacxin cho đàn heo thịt sẽ không mang lại hiệu quả cao bằng dùng cho đàn giống (từ hậu bị đến ông bà, cụ kỵ), heo thương phẩm sẽ thừa kế được kháng thể của mẹ qua sữa.
Khác với những virus khác, virus heo tai xanh tấn công vào đại thực bào bạch cầu nên hiệu quả tạo được miễn dịch thấp hơn nhiều so với các virus khác. Đó là chưa nói việc sử dụng chưa đúng quy trình. Đúng ra khi một con heo chưa được tiêm vacxin tai xanh lần nào, chưa bị bệnh tai xanh thì cần phải tiêm cho con heo một ít kháng nguyên bằng vacxin chết, 6 tháng sau mới sử dụng vacxin nhược độc mới có hiệu quả. Việc sử dụng vacxin nhược độc ngay cho heo khi heo chưa biết gì về kháng nguyên mới có thể hiểu nôm na như dùng thuốc độc quá liều, có thể sẽ làm cho một số heo bị bệnh nhanh hơn, nặng hơn so với không tiêm vacxin.

Một câu nói nằm lòng mà bất cứ cán bộ chăn nuôi thú y nào cũng thuộc là “Giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở và thú y là biện pháp”. Thế nhưng hiện nay chúng ta đã hòa nhập, tất cả các TBKT về chăn nuôi của thế giới đều đã hiện diện ở VN. Cái khác chỉ là về quy mô sản xuất quá nhỏ bé, manh mún của ta, bởi vậy nhiều người đã đề nghị hoán đổi câu trên thành “Thú y là tiền đề, giống là cơ sở và thức ăn là biện pháp”. Thế nhưng mạng lưới thú y hiện nay của ta lại quá thiếu và yếu. Khó thay. 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm